Không phải lúc nào pháp luật cũng là tấm khiên chắn mọi mũi giáo cho người ngay mà có khi chính pháp luật đứng khoanh tay ở ngoài canh gác cho kẻ bắt nạt, vì có thể bản thân người viết nên luật chính là kẻ bắt nạt. Khi cảm thấy bị ăn hiếp, bạn thường làm gì? Chọn nhẫn hay là chọn nhẫn tâm?

Cuộc sống hay cuộc chết đều không công bằng – Nguồn: Facebook     

  1. Nhẫn

“Người nhu nhược – Nhà văn Nga Anton Chekhov (Người dịch: Trang Nguyen)

Vài ngày trước, tôi gọi cô giữ trẻ của các con tôi – Yulia Vasilyevna, vào phòng làm việc để thanh toán tiền lương. Tôi nói với cô ấy: “Ngồi xuống đi, Yulia… Chúng ta cùng tính nhé. Cô lúc nào cũng cần tiền, nhưng lại quá nhút nhát để hỏi. Được rồi, chúng ta đã thỏa thuận mức lương ba mươi rúp một tháng.”

Yulia đáp: “Bốn mươi.”

Tôi nói: “Không, ba mươi… Tôi có ghi chép đây. Tôi luôn trả cho bảo mẫu ba mươi rúp.”

Cô ấy đáp: “Vâng…”

Tôi hỏi tiếp: “Cô đã làm việc được bao lâu rồi?”

Yulia trả lời: “Hai tháng và năm ngày.”

Tôi nói: “Được rồi, ta tính tròn hai tháng nhé. Như vậy là sáu mươi rúp. Nhưng phải trừ đi chín ngày Chủ Nhật, vì hôm đó cô không dạy Kolya, chỉ trông nom nó thôi. Ngoài ra, cô cũng đã nghỉ 3 ngày.”

Mặt Yulia Vasilyevna tái nhợt, ngón tay cô ấy bắt đầu bứt lấy tà áo, nhưng cô vẫn không lên tiếng phản đối. Tôi tiếp tục: “Ba ngày nghỉ, trừ đi mười hai rúp. Kolya bị ốm bốn ngày, nên cô chỉ dạy Farya, vậy trừ thêm bảy rúp. Ba ngày cô bị đau răng, vợ tôi cho phép cô chỉ dạy buổi chiều, nên ta trừ thêm mười hai rúp nữa. Như vậy còn lại bốn mươi mốt rúp, đúng chứ?”

Rõ ràng, sự xúc phạm hay đánh đập không thể tạo ra một tập thể tốt nhưng có thể tạo ra một công ty tồi – Nguồn: Chụp màn hình báo trong nước

Đôi mắt Yulia Vasilyevna đầy nước, cằm cô ấy run lên, nhưng vẫn không nói gì.

Tôi tính tiếp: “Trước năm mới, cô làm vỡ một chiếc cốc và một chiếc dĩa, vậy trừ sáu rúp. Do sự bất cẩn của cô, Kolya leo cây làm rách áo khoác, trừ thêm mười rúp. Người hầu gái bị mất một chiếc giày, mà cô có trách nhiệm trông coi, nên trừ thêm năm rúp. Và vào ngày 10 tháng Giêng, cô có mượn tôi mười rúp.”

Yulia Vasilyevna khẽ nói: “Tôi chưa bao giờ mượn tiền.”

Tôi đáp: “Nhưng tôi có ghi lại.”

Cô ấy nói: “Được thôi, ông nói sao cũng được.”

Tôi hoàn tất việc tính toán: “Sau khi trừ hai mươi bảy rúp từ bốn mươi mốt, chúng ta còn lại mười bốn rúp.”

Nước mắt chảy dài trên má Yulia, những giọt mồ hôi nhỏ xuống từ chiếc mũi dài, thanh tú của cô ấy. Giọng cô ấy nghẹn lại: “Tôi chỉ mượn ba rúp một lần, chưa bao giờ nhiều hơn thế.”

Tôi ngạc nhiên: “Thật sao? Tôi không có ghi lại điều đó! Nếu vậy, trừ ba rúp, còn lại mười một rúp. Đây, cầm lấy!”

Tôi đặt số tiền vào đôi tay run rẩy của cô ấy. Cô ấy nhét nó vào túi và thì thầm: “Cảm ơn.”

Tôi tức giận hỏi: “Cảm ơn vì cái gì?”

Cô ấy đáp: “Vì số tiền này.”

Tôi quát lên: “Nhưng tôi đã lừa cô, tôi đã lấy cắp tiền của cô! Tôi đã cướp đi những gì thuộc về cô! Vậy mà cô vẫn cảm ơn tôi sao?”

Cô ấy nhẹ nhàng nói: “Ở những chỗ khác, tôi còn chẳng nhận được đồng nào.”

Tôi kinh ngạc hỏi lại: “Sao cơ? Họ không trả cô gì cả ư?”

Không thể tin được! Tôi chỉ đùa thôi, muốn dạy cô ấy một bài học. Tôi rút ra một phong bì đã chuẩn bị sẵn, đưa cho cô ấy: “Đây, cầm lấy đủ tám mươi rúp của cô!”

Và tôi nói thêm: “Nhưng sao cô lại yếu đuối đến vậy? Sao cô không phản kháng? Sao cô không lên tiếng đòi quyền lợi của mình? Có thật là cô bất lực đến mức đó không?”

Cô ấy mỉm cười nhợt nhạt: “Vâng, có thể là như vậy.”

Tôi nhìn cô ấy thật lâu và bắt đầu suy nghĩ: Thật đau đớn biết bao khi trở nên yếu đuối trong thế giới này!” – Hết truyện.

Xem thêm:   Siêu Tỷ Phú

Du Uyên tình cờ gặp và đọc đi đọc lại câu chuyện trên, cảm thấy rất-rất-rất xấu hổ. Vì nhà văn Nga Anton Chekhov sinh ngày 29-1-1860, mất ngày 15-7-1904, ông đã chứng kiến và viết lại câu chuyện trên, với mong muốn sẽ không còn ai “nhu nhược” như cô bảo mẫu Yulia Vasilyevna nữa. (Thiệt ra, với vị trí của cô và với xã hội thời đó, cô đã bị buộc phải “nhu nhược” để giữ được công việc). Vậy mà tôi đang sống 2025, vẫn còn thường thấy những cảnh tương tự, có khi tệ hơn, đôi khi chính tôi đã bị áp bức đến nghẹn và không thể phản kháng. Nhưng tôi đã không viết lại những câu chuyện đó, thậm chí không thấy đau đớn khi câu chuyện đang xảy ra, chỉ biết thở dài, câm lặng, đôi khi khóc nấc vì tức… Tôi không phải là người hiền lành và cũng không có tính kham nhẫn như cô bảo mẫu Yulia Vasilyevna, nhưng đôi khi tôi đã sống hèn mọn, hơn cả hai chữ nhu nhược, dầu tôi đang ở năm thứ 25 của thiên niên kỷ 3 và thế kỷ 21! Có lẽ, tôi sẽ tập viết nhiều hơn về những sự thật quanh mình, chắc chắn nó không hay như các đại văn hào, nhưng nó thật!

Mỗi năm ở Việt Nam đều có vài vụ công nhân đánh/chém quản lý/tổ trưởng/giám đốc – Nguồn: google

  1. Nhẫn tâm

Tình cờ, tôi đọc được bình luận của độc giả “Singlemen Dl” dưới câu truyện ở trên của nhà văn Nga Anton Chekhov: “Tôi nghĩ trong xã hội đương đại thì không còn dạng người như vậy nữa đâu (kẻ bóc lột-kẻ nhu nhược) vì kẻ bóc lột hiểu được rằng mình sẽ bị trả đũa… Mà màn trả đũa của kẻ nhu nhược và ít học thường đáng sợ lắm, như kiểu những kẻ trong rừng ra làm cách mạng chẳng hạn!” – Có thể câu chuyện dưới đây là một ví dụ rõ nét cho bình luận này.

Ai cũng biết làm công nhân ở Việt Nam rất khổ: đồng lương ít ỏi, thời gian làm việc nhiều, bị kiểm soát gắt gao từng giờ, nhiều người than là thời gian đi vệ sinh cũng được quy định, đối mặt với những bệnh nghề nghiệp vì môi trường nhiều hóa chất, bụi bặm, đứng lâu hoặc ngồi nhiều, làm việc trong môi trường nóng/lạnh quá mức (tùy sản phẩm mà công ty sản xuất), chưa kể là đối mặt với rủi ro công ty, nhà máy bị phá sản, hoặc sản xuất cầm chừng dẫn đến giảm thu nhập, có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào… Mỗi năm có quá nhiều cuộc đình công của công nhân để đấu tranh và bao năm trôi qua, nghề công nhân vẫn được coi là một nghề “đáy xã hội”, dầu họ vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất và phát triển xã hội.

Xem thêm:   Giàu & nghèo

Ngoài những khó khăn trên, dĩ nhiên là chủ công xưởng nào cũng luôn muốn ép khô công sức người lao động để lợi nhuận tăng cao. Vì vậy mà khi số lượng thành phẩm không đủ hoặc phẩm chất không đạt, cấp cao sẽ đe nẹt giám đốc từng bộ phận, giám đốc từng bộ phận sẽ la rầy tổ trưởng hoặc quản lý của khu-xưởng, tổ trưởng/quản lý sẽ đi “truyền đạt” những sự tức giận cho tầng dưới: công nhân. Và sự “truyền đạt” này đều được đánh giá chung là khó nghe. Thậm chí, đôi khi là bạo lực, lâu lâu luôn có các bài báo tố giám đốc, quản lý của một công ty nào đó chửi bới, thậm chí là đánh đập công nhân.

Công nhân đáp trả thế nào? Có người chọn phản đối những lời khó nghe hoặc nghỉ việc, kiếm đất lành khác mà đậu. Vì không phải công ty nào cũng muốn chứa chấp một môi trường làm việc độc hại, không phải giám đốc hay quản lý, tổ trưởng nào cũng chửi bới, họ biết dùng kỷ luật/tiền lương/thưởng để công nhân nghe lời. Có người sẽ chọn im lặng, tiếp tục cam chịu để giữ việc, đôi khi, tiền không có thì sĩ diện hay tự trọng cũng rẻ mạt (số này đông nhất). Có người lanh miệng sẽ cãi tay đôi để phản đối, chấp nhận sau đó bị “đì”. Có người chọn làm liều, rất nhiều vụ án giám đốc công xưởng, tổ trưởng bộ phận, quản lý… của một công ty nào đó bị công nhân chặn đường đánh hoặc hành hung. Những con người đang ở ngõ cụt, họ hay cầm đại dao cùn. Và Nguyễn Kim Vinh (sanh năm 1984; quê Vĩnh Long) là một trong những người nổi bật nhất trong những công nhân chọn “dao cùn”.

Những nạn nhân và Nguyễn Kim Vinh (hình dưới) – Nguồn: dantri.com.vn, nld.com.vn

Cáo trạng ghi, vụ án bắt đầu từ giữa năm 2019, khi Nguyễn Kim Vinh làm công nhân tại một công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, Sài Gòn). Quá trình làm việc, anh ta không hoàn thành sản phẩm theo tiến độ, thường bị ông Tuấn (tổ trưởng) “nhắc nhở”, la mắng nên nảy sinh ý định mua axit tạt, để trả thù. Và Vinh đã mua thật, tạt thật.

Ngày 21-10-2019, bị cáo xin nghỉ phép, mượn xe máy của bạn chạy đến chợ Kim Biên mua một chai axit với giá 30,000 đồng. Trên đường về, Vinh mua thêm ca nhựa để đựng. Tối cùng ngày, Vinh mang theo hóa chất, chạy ra đầu đường Huỳnh Tấn Phát (gần công ty), chờ ông Tuấn đi làm về. Đến 22h, khi thấy tổ trưởng chạy xe ngang qua, bị cáo bám theo và tạt ca axit vào mặt nạn nhân rồi tăng ga bỏ chạy. Ông Tuấn mang thương tích 95%. Ông Tuấn mang gương mặt biến dạng, chằng chịt sẹo, mù hai mắt, cả thân hình không lành lặn tới suốt đời. Vụ án có lẽ đã bỏ ngỏ vì không biết ai là hung thủ …

Xem thêm:   Tin không tức

Đến tháng 5-2021, Vinh xin vào công ty khác (cũng trong Khu chế xuất Tân Thuận), làm việc không tốt nên bị ông Huy (tổ phó) la mắng. Ngựa quen đường cũ, Vinh tiếp tục mua axit… Ngày 22-12-2021, Vinh lại ra chợ Kim Biên mua một chai axit mang về nhà trọ. Tối hôm sau, nam bị cáo mang ca hóa chất đến gần công ty chờ ông Huy đi làm về và theo dõi. Hơn 18h ngày 23-12-2021, khi thấy ông Huy chạy đến đoạn vắng người trên đường Tân Thuận, Vinh vượt lên tạt axit vào mặt nạn nhân rồi tăng ga tẩu thoát. Ông Huy bị thương tật 50%. Sau một năm điều trị và trải qua 19 lần phẫu thuật, ông Huy có thể đi lại bình thường và được công ty tạo điều kiện cho làm việc trở lại với gương mặt đã biến dạng. Như vụ án trước, Vinh vẫn chưa bị bắt lúc 2021.

Bởi vậy, khoảng tháng 5 và tháng 8-2022, khi Vinh bị ông Hiếu (tổ trưởng phân xưởng) và ông Minh (quản đốc công ty) “nhắc nhở” do làm việc chậm trễ, Vinh mang lòng thù hận. Như những lần trước, Vinh mua axit tạt những người này trên đường rồi bỏ trốn. Ông Hiếu bị tổn thương 30% cơ thể; ông Minh bị mù một bên mắt, thương tật 50% (bị mù một bên mắt).  Ngày 19-11-2022, Vinh bị bắt, qua quá trình được một nhóm lực lượng khác “nhắc nhở”, Vinh đã khai ra 4 nạn nhân, chỉ nơi mua axit, chủ cửa hàng cũng nhận diện chính bị cáo đã mua axit. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng thu giữ nhiều tang vật liên quan các vụ án.

Ngày 19-2-2025, Tòa án TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm Nguyễn Kim Vinh về tội “Giết nhiều người”. Các nạn nhân yêu cầu bồi thường rất nhiều tiền (từ 400 triệu VND đến hơn 4 tỷ VND) nhưng có lẽ, Vinh sẽ không có khả năng bồi thường và sẽ nhận hình phạt cao nhất (có thể là chung thân hoặc tử hình).

Vậy thì, ai cũng thua trong một vụ án ớn lạnh và đau đớn, cả những người không liên can như người nhà của các nạn nhân và bị cáo Vinh…

Rất bất ngờ, trong câu chuyện đen tối này lại có một điểm sáng le lói tới từ nạn nhân Minh (người bị tổn thương cơ thể 50%, mù một bên mắt). Ông Minh là người duy nhất không yêu cầu Vinh bồi thường (ông Hiếu, người bị thương tật 30% đã yêu cầu bị cáo bồi thường 400 triệu VND).

Ông Minh nói trước tòa rằng do điều kiện kinh tế gia đình không đến nỗi khó khăn, song cốt lõi là “bị hại vẫn đối xử nhân văn với Vinh, để cho anh ta cơ hội quay đầu sửa chữa”. Ông Minh cho biết, thời gian làm quản đốc phân xưởng từng nhận ra Vinh “không được bình thường”. Nhiều người trong phân xưởng từng rất hoảng loạn, lo sợ khi tiếp xúc với Vinh vì những phản ứng kỳ cục của anh Vinh. Tiếp nhận phản ảnh này, ông Minh có ý định chuyển Vinh sang làm việc ở bộ phận riêng tại kho, nhưng chưa kịp sắp xếp thì xảy ra chuyện bị tạt axit…

Hội thiện nguyện Nhẫn và Tâm – Chắc Nhẫn nắm cổ phần nhiều hơn nên đứng trước?! – Nguồn: Facebook

DU