“Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới” – Cứ tưởng thi sĩ Thanh Tâm Tuyền lo xa lắm rồi, nhưng lướt các trang mạng xã hội mấy ngày nay, thấy nhiều người còn lo xa hơn…

Bảo Huân      

Mới đây, các trang mạng xã hội đã chia sẻ đoạn video phỏng vấn giữa Biên tập viên (BTV) nổi tiếng của Ðài VTV – Quang Minh và người đàn ông vùng cao:

BTV Quang Minh: Cháu chào bác, bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Bác nông dân: Bác 45 tuổi rồi.

BTV Quang Minh: Thế là bác kém cháu 3 tuổi đấy!

May mà BTV này không phỏng vấn Du Uyên – Hình: Facebook

Có nhiều người cho đoạn đối thoại ở trên là vui, nhưng bản thân tôi thấy nó vô duyên, khi một Biên tập viên nổi tiếng của Ðài truyền hình quốc gia lại có vẻ tự hào khoe «nhan sắc» trước một người nông dân vùng cao – thông qua việc đăng video cận mặt nhân vật cùng đoạn phỏng vấn trên lên mạng xã hội. Theo… Google, thì Quang Minh là một biên tập viên và là người dẫn chương trình của Ðài Truyền hình Việt Nam – VTV. Hiện tại, bên cạnh công việc ở VTV, anh còn là Phó Giám đốc Truyền hình FPT kiêm “Giám đốc Nội dung”. Anh từng là “Trưởng phòng Tương tác nội dung” của Ban Thanh thiếu niên của VTV6. Nói chung anh là người vừa giỏi, vừa có kiến thức, có cả thẻ Ðảng viên ÐCSVN, đời sống chắc cũng không đến nỗi dãi nắng dầm sương mỗi ngày… Còn người nông dân nghèo ở nơi núi non hiểm trở, đón đầu những gì khắc nghiệt nhất của thiên nhiên, đời sống vật chất tinh thần luôn thiếu thốn nên gương mặt họ in hằn nhiều hơn dấu vết của thời gian hơn ông BTV là chuyện bình thường.

Cũng có thể do tôi nhạy cảm, nghĩ nhiều hoặc ông BTV trên đăng với ý tốt hơn… Nhưng “nhờ” câu chuyện trên mà tôi đặt tên bài viết này là “lo xa”, bởi, Gần đây người ta cứ lo là AI vượt mặt con người ở mọi lãnh vực, nhưng riêng sự vô duyên như vị BTV ở trên thể hiện, tôi tin AI khó lòng chạy theo kịp. Vì vậy, nỗi lo (Artificial Intelligence-trí tuệ nhân tạo) không có tình cảm xâm chiếm địa cầu, thay thế con người như những đồn đoán hổm rày đỡ đi một chút.

Thuyết âm mưu AI sẽ thay thế con người có từ hàng chục năm nay, phim ảnh thể hiện rất nhiều rồi, nó ngày càng thành nỗi lo thật sự một phần do ngày càng có nhiều phát minh hiện đại. Như gần đây, ChatGPT (tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) do công ty khởi nghiệp OpenAI “khai sanh” vào cuối tháng 11-2022, đang “làm mưa làm gió” trên các trang mạng xã hội khắp thế giới.

Sinh viên khoe đã tốt nghiệp đại học và chia sẻ cách dùng ChatGPT như thế nào để viết luận văn – Hình: Twitter

ChatGPT là một chatbot (robot trò chuyện), một công cụ mới có tác dụng giúp người sử dụng internet tìm kiếm thông tin như Google, Bing… Tuy nhiên khác ở chỗ, ChatGPT hoạt động giống như một người bạn, tìm thông tin rồi tự tổng hợp bằng AI, khiến thời gian tìm kiếm thông tin thành một cuộc tâm tình giữa người với người. Ví dụ, trước giờ tìm kiếm trên mạng là tự lọc thông tin. Giờ các chatbot sẽ đối đáp như một thực thể, những cái thực thể này nó không cảm tính như con người, nên các câu trả lời đều theo nhiều chiều hướng mới lạ. Thông tin đem lại cũng đầy đủ và đôi khi hữu dụng (hoặc không) nhưng vui, khác hẳn với cách nhận tin thông thường khi tìm kiếm đơn thuần. Ðiều này thì cũng từng có trước kia, người ta gọi là “trợ lý ảo”, như Alexa của Amazon, Siri của Apple, Google Assistant của Alphabet và Microsoft Cortana… nhưng ChatGPT cải tiến hơn, có vẻ “con người” hơn khi nó biết “học” và ghi nhớ, tổng hợp thông tin, bởi vậy mà ChatGPT vô tình trở thành một công cụ giải trí, tâm sự, học lỏm… thay vì công cụ tìm kiếm như được cài đặt. ChatGPT được cho là có thể viết kịch bản, viết tiểu luận, viết content, làm thơ, soạn nhạc, viết thư tình, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình – nhiều người đã sử dụng ChatGPT để làm những việc trên, khoe thành quả lên mạng, như một sinh viên ở Nga khoe đã tốt nghiệp Ðại học Nhân văn Nhà nước Nga (RGGU) nhờ dùng ChatGPT để viết luận văn. Một người phụ nữ đến từ Nam London (Anh) khoe nhờ chatbot này mà cô đã vững lòng… ly hôn chồng và chuyển đến sống với người tình. Tuy chưa biết các tin tức trên thực hư thế nào, nhưng cũng nhờ những tin ngoài luồng đó mà ChatGPT ngày càng nổi tiếng, thu hút nhiều người hơn – hàng chục triệu người sẵn sàng chi tiền để “nói chuyện” với nó, tìm hiểu về nó. Nhiều người ở Việt Nam mấy ngày nay cũng ham vui mà trả tiền để được những người bạn ở nước ngoài tạo tài khoản ChatGPT bằng số điện thoại bên Mỹ, Châu Âu và vượt tường lửa để dùng thử – khi Việt Nam chưa thực sự thông qua chatbot này (giá tạo tài khoản ChatGPT hiện tại ở VN được rao trên mạng khoảng từ 2USD tới 5USD/tài khoản).

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Từ đó mà nhiều khung chat ngây ngô ra đời – vì con robot của ChatGPT chưa học kịp (hoặc khó mà học nổi) những từ lóng ở Việt Nam, như có người hỏi “Quần què là gì?”, AI chỉ biết trả lời “Ðó là một loại quần…”. Nói chung người Việt mình ham vui, có lẽ nhờ vậy mà AI tiếng Việt sẽ sớm giỏi hoặc sớm… ba gai hơn các AI ngôn ngữ khác, nếu nó “học giỏi” như những gì người ta tưởng tượng hổm rày.

Với những câu trả lời “vô cảm”, ChatGPT vô tình trở thành một công cụ giải trí – Hình: Facebook

Khoảng 2016, trò chơi Pokémon Go đã làm mưa làm gió ở khắp thế giới – Người tạo ra Pokémon Go sử dụng một phần mềm GPS, kiểu Google Maps, để bất kỳ một con Pokémon nào ở đâu đó và người chơi phải đi tìm chúng. Người chơi phải thực sự đi tới chỗ định vị để “bắt” Pokémon chứ không thể ngồi ở nhà và chờ Pokémon đến. Cứ mỗi lần “bắt” được thì họ sẽ có thêm kinh nghiệm và được lên level (trình độ). Khi đạt tới level 5, người chơi sẽ được chọn một trong ba “team” (đội đỏ Valor, vàng Instinct, và xanh nước biển Mystic) để thi đấu với các đội khác”… Và khi trò chơi này tới Việt Nam, để tiện cho việc “bắt Pokémon”, một mớ game thủ Việt dùng chiêu… kéo định vị của các địa điểm công cộng (thường được chọn là Pokémon Stop – nơi để Pokémon) về cạnh nhà mình, để khỏi phải đi đâu cho xa xôi. Như địa điểm chợ Bến Thành bị ai đó “lôi” định vị về Gò Vấp, Nhà thờ Ðức Bà thì nằm ở Quận 2 trên bản đồ… nhiều người không biết đường sá rất dễ đi lạc. Khi đó Google phải cầu cứu tới 5,000 tình nguyện viên để sửa lại định vị, đưa bản đồ về đúng vị trí. Nhiều người nhìn vào quá khứ đó là… lo cho con AI của ChatGPT, sợ ChatGPT sẽ ngày càng… ngu trước những câu hỏi tiếng Việt, và đến một ngày nó sẽ trả về cho ta toàn dữ liệu rác. Như có một người biên trên Facebook:

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

“Giờ huy động 500 anh em cùng nhau vào hỏi ChatGPT: Nhà báo nào giỏi nhất? Nó trả lời xong thì phủ nhận câu trả lời của nó, rồi cho nó biết nhà báo giỏi nhất là Tèo. Kể từ đó bất cứ ai hỏi nó câu hỏi trên. Nó sẽ trả lời là Tèo. Cơ chế tự học của nó là dựa vào thu thập và thống kê số lượng có chung kết quả lớn nhất thì đó là dữ liệu đúng của nó. Không biết chừng sẽ có Dư luận viên AI làm nhiệm vụ định hướng suy nghĩ của mấy con bot AI này nếu có đủ số lượng lớn dữ liệu đầu vào cùng chung kết quả?” – Hết trích.

Ðiều này cho thấy, hiện thời AI vẫn là đứa trẻ non nớt, nhưng mới đây trên truyền thông có đưa tin một binh sĩ Nga đã tìm được cách thoát khỏi vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, đồng thời dùng tay không tóm lấy chiếc UAV này bằng cách… giả chết. Nhưng tôi tin viễn cảnh AI thay thế con người trong một số ngành nghề là sẽ có thật, tôi càng tin nếu có một ngày AI phá hoại thế giới nhân loài như trong mấy phim viễn tưởng robot nổi loạn tấn công con người, xâm chiếm địa cầu… Bởi AI dầu thông minh cỡ nào thì chỉ là nô lệ cấp cao thôi, kẻ thật sự đe dọa con người là con người. Nga đi xâm lược Ukraine chứ đâu phải súng+xe tăng+máy bay không người lái đi xâm lược… Cũng chính con người đã phá hoại địa cầu này hàng ngàn năm qua mà không cần con robot nào. Như ở Việt Nam: mọi thứ bị tàn phá – ăn gì cũng có thể bị ung thư, không khí + nước ô nhiễm, môi trường cho động+thực vật trở thành nơi hạ độc chúng lẫn con người. Ðó là bề ngoài, bên trong nội tại đất nước thì tham nhũng tràn lan, nền giáo dục tệ, các đạo giáo cũng bị biến chất bởi sự dung dưỡng của những kẻ có quyền dành cho người xấu… Nếu có, có thể ở mảng viết báo, nỗi lo AI thay thế các nhà báo VN không còn xa, ít nhất, hơn nhà báo nhân loài ở chỗ ít khi… vô duyên. Ðiểm tốt nữa là AI không viết… sai chính tả (như tôi), trừ khi nó phải học chữ từ hệ thống ngôn ngữ sai sẵn. Quan trọng là từ lâu, các trang báo trong nước đôi khi lên bài còn vô cảm hơn AI, với định hướng chung của một “ông tổng biên tập” thì hàng trăm tờ báo chỉ có một góc nhìn, đâu có những kiến giải độc đáo khác biệt nào khiến AI không bắt chước được? Cần một nhà báo để làm gì khi có thể sao chép tổng hợp và phát lại dữ liệu theo xu hướng, nhưng không hề có chánh kiến riêng trong đó (hoặc có thì phải nói giảm, nói tránh, né đầu này, sợ góc nọ…) Cần con người làm gì khi chỉ cần lên bài nịnh chế độ? Ủng hộ các chính sách được đặt ra mà không hề có sự biểu quyết toàn dân? Con người tồn tại và phát triển được là do có sáng tạo, chính kiến, đấu tranh và cảm xúc… mấy cái này AI không làm được, các nhà báo trong nước cũng khó làm được công khai…

Cái gì cũng hiện đại hóa thì những lỗi lầm hiếm có như vầy sẽ càng khó gặp hơn – Hình: Facebook

Thiệt ra, ngoài chuyện vô duyên ra, AI cũng khó thay thế con người được ở chỗ “lươn lẹo”, của cô gái  như câu chuyện dưới đây:

Xem thêm:   75 tuổi NATO

“Anh cho một cô gái vẫy xe bên đường đi nhờ. Thình lình cô gái bị xỉu, anh phải chở cô ta tới bệnh viện. Ở bệnh viện người ta báo tin cô gái mang thai tháng thứ 5 và chúc mừng anh sắp làm cha. Anh thật sự sốc!

Anh phải giải thích rằng mới gặp cô gái cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng cô ta có lẽ không có tiền đóng viện phí nên một mực nói anh chính là cha của đứa bé. Anh sốc lần 2!

Anh yêu cầu lấy mẫu ADN phân tích. Bác sĩ gặp riêng cho biết anh không phải là cha đứa bé và không thể có con, vì anh bị vô sinh. Tin này gây sốc, nhưng pha chút nhẹ nhõm.

Trên đường về nhà, anh bỗng thắc mắc sao mình đã có ba đứa con…»

DU