“Thanh tra: Bằng của ông là bằng giả!

Ông quan nọ: Xin thưa, các ông nhầm! Tôi không bao giờ mua nhầm đồ Trung Quốc  đâu.”

Hàng hiệu giá sỉ chưa tới 1USD – Nguồn: vietnamnet.vn 

Tôi có một người bạn lâu năm, bạn sống bên Mỹ. Bạn lâu năm của tôi cũng có một người bạn lâu năm (hơn tôi), anh này tên Hung (đặt không dấu cho có vẻ… Mỹ, vì ảnh cũng ở “bển”).

Một ngày đẹp trời cách đây vài năm, anh Hung trúng số. Sau khi trả thuế, trả nợ, làm những việc cần thiết, anh này sửa lại căn nhà ở Việt Nam tặng mẹ mình. Bên cạnh đó, anh mua biếu bà cái túi “eo vì” (Louis Vuitton) chánh hiệu. Có thể đó là mơ ước của bà, cũng có thể vì muốn cho bà vui vẻ.

Những tưởng, sau khi bà có chiếc túi giá hàng chục ngàn đô (một số tiền rất lớn ở Việt Nam), thì bà sẽ rất nở mày nở mặt với “đám bạn già”. Nhưng không, bên cạnh những nụ cười giả lả, những ánh mắt hoài nghi chiếm chỗ nhiều hơn. Thế giới luôn không hiếm người chân thật một cách vô duyên, nên có vài “bà bạn” hỏi thẳng:

– Cái này thật không đó! Coi chừng nó mua nhầm đồ Trung Quốc! Giờ khó phân biệt lắm…

Có thể bà không muốn nói cho họ con bà trúng số, nên họ hiểu lầm. Nhưng những câu nói kia cũng khiến bà buồn, mất tự tin. Từ đó bà để cái túi trang trọng trong cái tủ quần áo tuốt trong buồng ngủ. Lâu lâu lấy ra sờ một cái cho đã ghiền, rồi cất vô. Ði đám cưới cũng ngại mang vì sợ người ta hỏi nhiều, chả lẽ hỏi thằng con đòi cái “receipt”, đem theo cho thiên hạ “check” mỗi ngày?

Nghi ngờ cũng đúng. Vì ở Việt Nam, chẳng có gì nhiều bằng hàng… hiệu. Ðừng ngạc nhiên khi bạn thấy trên những con đường đầy ổ gà, cây xanh bị chặt hết chỉ còn gốc, xuất hiện một cô bé đạp xe đạp, chân xỏ giày vải rách “mũi” nhưng mang khẩu trang hiệu Gucci. Một người phụ nữ luống tuổi, mặc bộ đồ “thun lạnh” xách cái giỏ đi chợ hiệu Chanel. Một ông chú xe ôm, cầm cái điện thoại có logo Mercedes. Hoặc trước căn nhà cấp bốn nào đó, có một hai cái thùng rác hiệu Hermès….

Ở đâu thì tôi không rành, chớ ở Sài Gòn. Hễ rảnh thì bạn cứ bắt xe một vòng các chợ có bán quần áo/giỏ xách, không chợ nào không có “hàng hiệu”. Muốn tự làm “hàng hiệu” cũng được luôn. Những miếng “da cá sấu”, da in kín nhãn hiệu độc quyền Louis Vuitton được cuộn từng cuộn, quăng ngã quăng nghiêng khắp chốn ở chợ Ðại Quang Minh – một chợ bán nguyên liệu, phụ kiện để làm đồ trang trí, đồ handmade có tiếng ở Sài Gòn.

Còn muốn hàng “xịn” hơn, thì tối tối bạn cứ dạo đường Nguyễn Trãi (quận 5 và quận 1) – nơi mua sắm của các tín đồ thời trang trẻ. Bạn sẽ được “chiêm ngưỡng” hàng trăm thương hiệu nổi tiếng quốc tế được bày bán trên những tấm bạt/tủ kính, ở hai bên vỉa hè. Nào là giày Nike/Adidas/Versace, nào là túi Louis Vuitton/Chanel/Hermès, quần áo Gucci/Mango/Dior, nón Prada/Burberry/ Dolce và Gabbana (D & G), đồng hồ Cartier/Rolex…

Công ty Trung Quốc làm giả 83 tấn vàng để vay 2.8 tỷ USD – Nguồn: Smallcap

“Hàng hiệu” ở Việt Nam, xuất hiện mỗi nơi mỗi lúc, từ “hàng hiệu” rẻ tiền vài chục/trăm ngàn được bán ở chợ/lề đường “giả trân”. Ðến “hàng hiệu” mắc tiền, nhìn y chang hàng xịn. Như hàng “replica” (theo ngôn ngữ thị trường VN) – Là một loại hàng giả công nghệ cao, được sao chép về ngoại hình của hàng “xịn”/chính hãng một cách cực kỳ tỉ mỉ và chính xác. Hàng “replica” thực sự là một thảm họa đối với những ai có ít kiến thức về món hàng mình sắp bỏ rất nhiều tiền ra mua. Có nhiều nơi đã “trộn” loại hàng này vào hàng thiệt và bán cho khách hàng với giá bằng hàng xịn. Sau “replica” là hàng nhái “super fake” (giả công nghệ cao nhưng thua “replica”), rồi đến các loại hàng giả “thấp cấp” hơn như “fake 1”, “fake 2″… Cũng được bán giá rất cao.

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Bởi vậy, vài bữa thì người Việt lại “được” biết thêm một vài “scandal” về một số cửa hàng “chính hãng” trong các trung tâm thương mại lớn bán hàng dỏm, trộn hàng, tráo hàng… Từ đó, việc nhân loài nghi kỵ lẫn nhau về độ thật giả của những món hàng họ cầm trên tay, mặc trên người không còn là điều bất nhã nữa, người ta coi đó như một sự “mặc định” trong các bước giao tiếp.

Chính điều đó, khiến cho những người không có tự tin với bản thân lẫn món hàng họ đang sở hữu, bị “lung lay” trước những ánh nhìn hoài nghi của “thiên hạ”. Họ nghĩ, ngay cả những món hàng mà người nổi tiếng, “đại gia” mang còn bị người ta săm soi, nghi kỵ về độ thật/giả (vì đã có nhiều minh chứng “chống lưng” cho sự nghi ngờ đó) thì nói gì đến phận “dân đen”.

Nói đến chuyện phân biệt thật giả. Tôi bỗng nhớ, có hồi tôi coi bộ phim nào đó, nhân vật A chia sẻ bí kíp cho nhân vật B cách để nhận ra hàng hiệu thiệt và dỏm: Hãy coi những người đi trên đường, gặp mưa, họ dùng túi che thân hay dùng thân che túi. Nếu là đồ thiệt, thì người ta sẽ rất nâng niu. Tôi cũng bắt chước quan sát, nhưng rất tiếc, ở Việt Nam, ngoài việc có rất nhiều hàng hiệu thì còn có rất nhiều… trộm/cướp. Nên mang đồ giả hay đồ thiệt gì người ta cũng phải ôm khư khư trong ngực như nhau…

Quay lại chuyện anh Hung, sau khi biết chuyện về cái túi “eo vì” ở quê nhà, ảnh tức lắm. Ảnh mới tâm sự với người bạn lâu năm của tôi, rồi người bạn lâu năm của ảnh mới “học” lại cho tôi nghe (và tôi thì đang len lén “tâm sự” cho cả thế giới nghe). Lúc kể xong, bạn tôi còn kèm theo câu cảm thán:

– Việt Nam giờ, chắc chỉ có đảng viên là hàng thật. Còn mọi thứ khác chắc “đồ Trung Quốc” hết trơn. Nên người ta mới “nhẹ vía” như vậy, có đồ thiệt mà cũng không dám xài!

Khẩu trang có hình “đường lưỡi bò” bị gạch chéo, được tịch thu từ nhà của một “tên” phản động – Nguồn: Facebook

Tuy không biết đảng viên VN có ai là “hàng Trung Quốc” hay không. Nhưng nói đến Trung Quốc, điều đầu tiên những “thường dân” Việt nghĩ không phải là chuyện đây là đất nước đông dân nhất thế giới. Hay là chuyện đây là đất nước tham lam và ôm mộng bá chủ nhất địa cầu. Hoặc chuyện cái đập Tam Hiệp bao chừ bể. Ðiều đó quá sâu xa và “hàn lâm” với họ. Thứ “thường dân” nghĩ đến hàng đầu đó là ba chữ “đồ Trung Quốc”. Cũng là cách giải thích “đàng hoàng” và đáng tin nhất cho những món đồ họ cho là dỏm hoặc những món dỏm… thiệt.

Xem thêm:   Kinh đô thời trang Roma

Ðó không phải là suy nghĩ “giận lẫy”, cũng không phải là cách thể hiện gián tiếp của phong trào “bài Trung”, mà đó là sự thật. Trung Quốc luôn được cả thế giới “tôn vinh” là “thiên đường” hàng nhái. Từ thượng vàng cho đến hạ cám, từ cái muỗng đồ chơi không bao nhiêu tiền cho đến những món hàng xa xỉ phẩm, có giá bán bằng thành quả lao động của một đời người có mức sống trung lưu ở Việt Nam. Cái gì thế giới có, Trung Quốc có thể nhái. Ngay cả đồ ăn, vàng, mỹ phẩm…

“Nhờ” vậy, mà Việt Nam cũng được lây “tiếng thơm” từ anh bạn vàng 4 tốt. Rồi bị cả thế giới dè chừng và lo lắng, mặc nhiên coi đây là “sân sau” của “đế chế hàng giả” lẫn hàng thiệt đến từ Trung Quốc.

Ví dụ rõ ràng nhất là, Bộ Công Thương cho biết, chỉ 3 tháng đầu năm 2020, đã có 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất cảng của Việt Nam. Các nước thường xuyên điều tra gồm: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ… Khởi nguồn của việc điều tra này là do, người ta nghi ngờ các sản phẩm gắn mác Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, được xuất đi từ Việt Nam để trốn mức thuế phòng vệ thương mại từ 139% – 267% mà Trung Quốc đang bị phạt từ 2016 (sau rất nhiều năm “lươn lẹo”)

Các bạn có thể thấy! Hàng Trung Quốc ở Việt Nam, không chỉ có đồ giả, gây hại cho sức khỏe, tiếng tăm, linh hồn yếu đuối của người dùng. Mà còn có những món hàng… thiệt, do Trung Quốc nghiên cứu ra sau một quá trình… sao chép, đây mới chính là nỗi ám ảnh thật sự.

Nghĩ cũng lạ, những món đồ tốt của thế giới, khi bị Trung Quốc nhái lại, bán ra thị trường thì phẩm chất của nó trở nên tồi tệ, không bằng 10% so với bản gốc. Còn những món đồ được Trung Quốc sản xuất ra với ý đồ xấu, thì nó bỗng dưng… xấu thật. Xấu đến… hoàn hảo luôn!

Ví dụ như những phần mềm gián điệp, những điều luật tàn nhẫn, những phong trào diệt chủng hay những hóa chất/virus độc hại, những món đồ/những công trình kém phẩm chất… Lẫn những tính xấu, những suy nghĩ độc ác… Những bẫy nợ, những cơn mộng bá chủ…

Ngoài ra Trung Quốc còn có trứng giả, rượu giả, gạo giả… – Nguồn: vietnamnet.vn

Và càng lạ hơn, những chuyện xấu trên, Trung Quốc không hề giấu (hoặc không thể giấu). Hầu như không có người nào không biết đến sự thật đằng sau những món “đồ Trung Quốc”. Dù họ là bà bán rau tỉnh lẻ hay ông “sếp lớn” của bộ máy chính phủ nào đó.

Xem thêm:   Chó...

Ở Việt Nam, tuy ở trong nhà người nào cũng buộc phải có vài món hàng “ma-dê in chai-na”, vì không còn sự lựa chọn khác. Nhưng sự “kỳ thị” đối với ba chữ “đồ Trung Quốc” không bao giờ bị những con người có kiến thức phê phán, cũng sẽ không ai đứng ra hưởng ứng kêu gọi “Chị Na Lives Matter” vì sự kỳ thị trên. Rất nhiều người kêu gọi không dùng đồ có nguồn gốc từ Trung Quốc, trừ những món hàng được các công ty lớn từ xứ tư bản gia công ở đất nước này.

Vậy mà, mặc kệ những sức ép từ nhà nước Trung Quốc đè lên an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của nước mình. Hàng Trung Quốc vẫn được “trọng dụng” bởi những kẻ có quyền lực ở VN. Không chỉ những món hàng rẻ tiền hằng ngày, thiết yếu đối với người dân nghèo, người lao động, không thể lựa chọn tốt hơn. Mà là những công trình lớn, dư sức đe dọa đến sự phát triển của cả thế hệ, thậm chí hoàn toàn có khả năng gây lụn bại nền kinh tế (đang lung lay) của VN. Ngay cả cái “đường lưỡi bò”, thứ xâm phạm lãnh hải VN cũng được bảo vệ một cách vô lý. – Ðã có rất nhiều người ở VN bị bắt bớ, hành hung vì mặc áo/đeo khẩu trang có hình “đường lưỡi bò” bị gạch chéo!

Ngoài ra, những công trình được chính phủ Việt Nam “chọn mặt gửi vàng” cho những nhà thầu Trung Quốc. Hầu như chẳng có công trình nào suôn sẻ cả. Một ví dụ “sáng ngời” không thể bỏ qua là công trình mới được đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam – Hùng Ba ví von “tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước” (VN và TQ) – Ðường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông. Công trình được báo trong nước miêu tả là “nỗi ám ảnh” với 4 đời bộ trưởng (giao thông), kéo dài hơn 12 năm, tăng vốn hơn 2 lần (từ gần 9,000 tỷ đồng lên đến hơn 18,000 tỷ đồng) – mà trong đó vay vốn của Trung Quốc đến gần 14,000 tỉ đồng. Trễ hạn vận hành hơn chục lần/trong nhiều năm, không bảo đảm kỹ thuật, không đưa ra được thời gian tàu chạy nhưng tiền vẫn được thanh toán cho thầu đến 78% (tương đương 509 triệu USD). Mới đây Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 (Trung Quốc) – Tổng thầu EPC của dự án Cát Linh – Hà Ðông còn yêu cầu phía VN đưa 50 triệu USD, nếu không họ sẽ không làm tiếp. Nhưng thời gian cho tàu lăn bánh và bảo đảm an toàn cho toàn tuyến thì họ bỏ ngỏ…

Muốn biết rõ phẩm chất của “đồ Trung Quốc” ra sao? Muốn biết rõ sự “bao dung” hèn hạ của chính phủ VN với Trung Quốc ra sao? Chỉ cần nhìn vào “tình hữu nghị giữa hai nước” ở trên là hiểu!

Nhân lúc cư dân mạng Việt đang rần rần cãi nhau về việc “có nên khóc thương người Trung Quốc khi đập Tam Hiệp bể hay không?” Thì bạn lâu năm của tôi cũng hỏi tôi nghĩ sao về vấn đề này? Tánh tôi thiệt thà, có sao nói vậy. Nên sau một hồi đăm chiêu, suy nghĩ mông lung thì tôi mới trả lời:

– Bể cũng… đúng, ai biểu họ xài hàng… Trung Quốc!

DU