Dân cám ơn ông chủ tịch tỉnh Bạc Liêu – Nguồn: tuoitre.vn   

Chơi 11 giờ mà nghỉ là chơi chưa… đã, khách người ta nói là Bạc Liêu mà chơi vậy sao đã được, chơi phải 2-3 giờ sáng…” – Lời “tâm sự” này không phải của một “bợm nhậu”, không phải của một “dân chơi”, mà là của ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bạc Liêu. Ông nói tiếp:

“Khách đến Bạc Liêu mà chơi tới 11 giờ đêm phải nghỉ, quán phải đóng cửa thì sao được. Tôi đề nghị lực lượng công an văn hóa phải hạn chế (giới hạn) cái này”

“Mấy ông cảnh sát giao thông, mấy ông canh người ta chi? Người ta lớn hết rồi, người ta nhậu người ta biết hồn ai nấy giữ… các anh ngồi canh người ta làm gì? Cứ để người ta chơi đi, nhậu say thì họ tự biết đón xe về, các anh cứ canh bắt người ta làm cái gì, ông đứng đó canh thì quán nào bán được. Dân lớn hết rồi chứ có phải con nít đâu mà canh, phải tuyên truyền giáo dục ý thức cho người ta, canh được cái gì?”

“Với tư cách chủ tịch tỉnh, tôi đề nghị các anh công an nên coi lại… đừng làm quá, làm quá rồi du khách nước ngoài chẳng ai đến với Bạc Liêu nữa, ai buôn bán được nữa. Ai cũng có vợ con, cũng có gia đình, có ai muốn chết đâu, tại xui xẻo ăn nhậu quá rồi nó đụng xe nó chết chứ ai muốn chết?

Quản lý mà khắt khe quá họ tìm cách họ chơi chỗ khác, chỗ này không chơi được, họ đi chỗ khác chơi, Bạc Liêu chơi không được thì xuống Cà Mau chơi. Tỉnh ta mất doanh thu…” – Hết trích.

Ðứng ở phía du khách, tôi ủng hộ cách phát biểu thẳng ruột ngựa đúng chất người miền Tây của ông Thiều, tuy tôi thích ngủ sớm, không thích đi chơi khuya. Ông chủ tịch này phát ngôn nghe có vẻ bộc trực, phóng khoáng nhưng đủ thông tin, vạch rõ vào các bất cập của vấn đề trong quản lý, thi hành pháp luật ở Bạc Liêu nói riêng, cả nước Việt Nam nói chung: Cấm/hạn chế/kìm kẹp chỗ này, dân chạy đi chơi chỗ khác. Công an canh me dân như con nít để phạt tiền chứ không phải để dân biết mình sai luật… Ngành du lịch Bạc Liêu nói riêng, cả nước Việt Nam nói chung đang bị… ế một cách nặng nề, vì vậy mà sau những phát biểu trên, ông Thiều được người dân làm ăn cả nước ủng hộ rất nhiều, ông còn nhận được “thư cảm ơn” của đại diện một số người kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn, các gia đình kinh doanh buôn bán thực phẩm, nhu yếu phẩm trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Tấm bảng để ngay cửa “Lễ hội bánh mì” – Nguồn: Du Uyên chụp

Nhưng nói đi phải nói lại, phát biểu của ông Thiều và niềm vui mừng, cảm kích của cư dân mạng lẫn người kinh doanh ở khắp cả nước cho thấy, tới Bạc Liêu hay tới Việt Nam thì chẳng có nhiều trò giải trí – chỉ toàn ăn với nhậu rồi karaoke thâu đêm mà thôi, ai xỉn, bể giọng trước thì về trước. Ðôi khi, chính tôi cũng cảm thấy đi tới tỉnh khác chỉ là đổi chỗ ngồi nhậu. Bởi vậy, từ lâu Việt Nam đã xếp thứ 2 khu vực Ðông Nam Á, xếp thứ 3 Châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Xem thêm:   Ham & hố

Người ta có câu “bánh mì phải có pa-tê/đi chơi phải có thứ về khoe nhau”… vậy mà du lịch nước mình như ổ bánh mì không, chẳng có trò gì chơi cũng không nhiều cảnh để ngắm, chưa kể là cái gì cũng mắc mỏ, từ vé máy bay (bay đi nước ngoài rẻ hơn bay trong nước) cho tới hàng hóa. Ngoài ra, bởi lối quy hoạch đất đai, du lịch không giống ai của những người có chức quyền ở Việt Nam, khiến “rừng vàng, biển bạc” biến mất, còn rất ít chỗ giữ được nét đẹp riêng. Ðâu đâu cũng toàn là nhà, biệt phủ, cao ốc bê tông hoặc là chùa, các khu “du lịch tâm linh” buôn thần bán thánh.

Là dân Sài Gòn đi du lịch, rất dễ nhớ nhà. Vì những thứ ở nơi khác có, Sài Gòn đều có, nhưng những nơi khác lại không có kiểu “phục vụ tận răng” như Sài Gòn. Facebooker Nguyễn Vinh tả: “Thấy kiểu bán buôn xứ mình đã thiệt chớ. Mới có ý quẹo vô quán là có đứa nhào ra chụp chiếc xe dắt vô, có khi còn đang ngồi trên xe chưa kịp xuống. Vô mới ngồi xuống ghế là có đứa chạy ra lau cái bàn thiệt mạnh, hỏi mình ăn gì, đang ăn mà kêu chanh ớt hay gì là có đứa “dạ” thiệt lớn, chạy đi lấy nhanh, có khi gấp quá bị trợt té. Ăn xong ra lấy xe thì có đứa dắt, hỏi mình đi bên tả hay hữu để nó dắt cho mình tiện ngồi. Thiệt ăn có tô bún mà có cảm giác như vua ngự giá. Bởi dân Nam hay bị shock với văn hoá bên kia sông (Bến Hải)!”

Một ông chủ tịch tỉnh Bạc Liêu khó có thể thay đổi Bạc Liêu thành một thành phố du lịch đàng hoàng được, cũng như là một Sài Gòn với đặc sản duy nhất là con người (chứ cảnh vật đặc trưng, di sản đẹp bị đập phá gần hết rồi) thì không thể kéo thiện cảm của du khách cho các tỉnh/thành phố trong cả nước được. Là một người đã được đi hầu hết các tỉnh ở Việt Nam, tương lai tôi cũng sẽ chọn du lịch nước ngoài, các nước gần cũng được… Vì miếng bánh mì du lịch của họ có pa-tê, có thịt, có cả nước sốt nữa!

Cho dù là trong bảo tàng sách hay trong các hội sách, chắc chắn đều không có sách của những người bất đồng chính kiến – Nguồn: tuoitre.vn

Nói tới chuyện bánh mì, hôm rồi tôi có đi Lễ hội bánh mì tại Nhà văn hóa Thanh niên (ở quận 1, Sài Gòn), vì tôi là “fan” của bánh mì nên rất háo hức. Và vì ôm nhiều hy vọng, tôi đã mang trái tim và cái bụng tổn thương rất nhiều sau khi diện kiến cái gọi là “Lễ hội bánh mì”. Thứ nhất, đây chỉ là một cái hội chợ hỗn tạp, không khác gì các hội chợ khác được tổ chức hàng tuần tại địa điểm này, “Lễ hội bánh mì” nhưng có sushi, hủ tiếu, trứng, nông sản… Thứ nhì, ban đầu, ban tổ chức tuyên truyền là người dân và du khách sẽ được ăn thử “miễn phí” nhiều cửa hàng bánh mì lâu đời của Sài Gòn và cả nước. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu “ăn thử” là ăn hương ăn hoa, không phải ăn no, nhưng ngay cả hương lẫn hoa đều không có. “Thà người đừng hứa…” vì lời hứa đáng giá ngàn vàng, là dân địa phương, tôi thấy thiệt mắc cỡ với du khách tới từ quốc tế và các tỉnh (nếu họ đã lỡ vì lời hứa này mà tới). Thứ ba, khi bước vô cổng của Nhà văn hóa Thanh niên, tôi đã cảm thấy mắc cỡ liền, không phải vì được trai nhìn, mà vì cái bảng rất bự dựng ngay cổng, nó đề mấy hàng được viết song ngữ Việt-Anh: “Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 1. Giá trị ẩm thực quốc gia. Quý khách lưu ý cẩn thận tư trang đề phòng mất cắp (Viết hoa, in đậm)”

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Ngoài ra, dù là “Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 1” nhưng có vẻ như ban tổ chức đã cạn ý tưởng, sắp xếp các gian hàng nhìn rất thiếu thẩm mỹ và không được vệ sinh, không làm nổi bật được phong cách bánh mì Việt Nam vì các gian hàng trang trí đẹp là các gian hàng bán bánh ngọt, bánh mì kiểu nước ngoài. Không có cái cần xé bánh mì nóng hổi trùm bao bố quen thuộc là thấy bánh mì bớt ngon liền. Sau khi đi một vòng “lễ hội bánh mì”, choáng ngợp với người chen chúc và tiếng ồn hỗn tạp, tôi phải thoát ra với đầu bù tóc rối, qua bên kia cái xe bánh mì khiêm tốn ở góc đường, tự thưởng cho mình một ổ bánh mì đầy đủ. Chị chủ quán cười tươi rói, nói: “Nay định nghỉ bán rồi đó chứ, vì bên bển có lễ hội bánh mì, ai biết bán đắt hơn ngày thường vì khách ở bển chạy qua đây ăn! Bển bán bánh mì không hổng có bánh mì thịt hả em?” Hôm nay tôi mắc cỡ ‘quài,’ không biết nên đối diện với câu hỏi hồn nhiên của chị bằng thái độ gì nữa…

Không chỉ ở chuyện du lịch hay tổ chức hội hè, ở Việt Nam mình, nhìn đâu cũng thấy những ổ “bánh mì không”. Ví dụ như đài VTV có chương trình “Ký ức vui vẻ” được Việt hóa từ chương trình De generatie show của Bỉ. Ðây là chương trình mang tính hoài niệm, gợi nhớ nhiều ký ức đẹp, những dấu ấn thanh xuân của những con người (đa số là nghệ sĩ) ở hai miền Nam – Bắc sống qua từng thập niên trải dài từ thập niên 1960, 1970, 1980, 1990, 2000 và 2010. Tôi thích coi nhất là hai mùa đầu, vì có 5 đội là các thập niên 1960, 1970, 1980, 1990, 2000. Ngồi nghe hai bên Nam-Bắc kể kỷ niệm thanh-thiếu niên mới thấy dân miền Nam đã sống sung sướng, văn minh, tự do thế nào từ trước 1975, và phía ngược lại, họ đã khổ như thế nào. Tôi không nhớ rõ tên nghệ sĩ, nhưng có một tập, khi phía miền Bắc nhắc lại thời sống trong khu tập thể đói kém thì phía miền Nam có một nghệ sĩ nói Sài Gòn hồi 1960 đã có máy lạnh, một sự sượng sùng nhẹ bao trùm tất cả vài giây. Có lẽ vì vậy mà thập niên 1960 không còn được “ngồi riêng” ở mùa 3 và 4 nữa, chương trình có thêm thập niên mới là thập niên 2010, còn thập niên 1960 được sáp nhập vào thập niên 1970. Bánh mì không có ký ức vui vẻ trước 1975 của miền Nam nữa…

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Dân Việt rất thích đi du lịch Thái – Nguồn: Facebook

Nói tới sự khác biệt của phát triển văn hóa văn nghệ giữa hai miền, thì chính nhà văn Dương Thu Hương, trong một trả lời phỏng vấn nhà báo Ðinh Quang Anh Thái hồi năm 2011, cũng tâm sự: “Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bày trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ…” Và nhờ “giải phóng quân”, sách của cả nước Việt Nam bây chừ đều một hướng.

Không biết hệ thống hành chính trước 1975 được xây dựng thế nào, nên tôi cũng không bàn sâu, Chỉ biết hễ bây giờ có món gì bán độc quyền bởi nhà nước là món đó được định giá cao, nhưng công ty bán món đó thì lỗ triền miên, để “bù lỗ”, họ lại tìm mọi cách để tăng giá (nhiều khi cầm ổ bánh mì mà lo, một ngày bột mì là món độc quyền…) Bởi có câu chuyện:

“Sếp một công ty điện lực lớn của “nhà nước” vào quán phở. Ðói quá ông ăn liền 2 tô. Khi tính tiền chủ quán đưa hoá đơn: tô thứ nhất 50 ngàn, tô thứ hai 80 ngàn.

Ông sếp sửng cồ: “Ăn hai tô lẽ ra bà phải giảm giá, không giảm thì thôi cớ gì tăng. Bà định bóp cổ khách hàng à!?”

Bà chủ quán nhã nhặn ra sau quầy lấy cái hoá đơn tiền điện tháng rồi chìa ra: “Thế ông xem 100 “số” đầu tôi trả 180 ngàn, sao 100 “số” sau lại bắt tôi trả 220 ngàn?! Tôi học ai đây!?”

DU