Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ 

Tĩnh vật trong “cõi Trịnh”. Nếu âm nhạc là những giăng tơ kết cấu xã hội (fabric of society) thì những rung động này lại là nhạc Trịnh, pop cổ điển hay nhạc sến. Con ngõ Hàng Bột một dạo có cái phòng trà “nhạc đỏ” Aladdin đã dẹp tiệm, chỉ còn trong ký ức của thế hệ lạc loài “thanh niên xung kích”. Cõi Trịnh là bởi nó luôn sống trong cái khung cảnh dành riêng cho những tín đồ hoài niệm về “tình yêu và thân phận”.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Vườn xanh trong nhà ống – cái giếng trời nho nhỏ, ở đây chuyện thế sự chỉ giải khuây, tình đời chỉ là những giọt cà phê. Hic! Cái tấp nập, xô bồ của đô thị bị đuổi khỏi mặt phố. Có chăng là những dáng hình đen nhẻm mưu sinh, và những ninja trùm kín mít vít ga chạy nắng.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Thanh niên hậu dậy thì thời “phê-tê-bốc”. Hè và những cơn mưa xối xả chực chờ. Dép crocs thay đôi tông lào lội mưa. Những bờ hiên cà phê nội đô ở Đường Thành, tờ mờ sớm đã chen chúc những hình nhân gục đầu trên ghế con ngay ngắn như những miếng xếp hình Tetris Nintendo.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Nguyễn Thị Hoàng và “Vòng tay học trò”, dấu ấn best-seller thập niên 60. Với lớp độc giả ngoài vĩ tuyến 17 – Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Túy Hồng, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng  … là những cái tên xa lạ. Trừ dân sưu tập sách miền ngoài với những chồng sách cũ giấy cũ giấy nâu, sờn bìa. Cái tít “Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng”, sự phân loại “Văn học đô thị miền Nam” – sự dè dặt và nghi ngại đến từ cả nhà văn cũ và dư luận miền Trong. Sự va đập cấu trúc văn chương, sự phản tỉnh về góc nhìn đã từng phiến diện, … Những tên tuổi lớn hải ngoại, Trần Vũ, Võ Phiến, Du Tử Lê … đều đã xuất bản – nhưng còn rất sớm để nhìn nhận có sự “tháo khoán”.

Xem thêm:   Kinh đô thời trang Roma

Sự cấp tập chẳng cho tôi dịp để chụp bà một bức chân dung đẹp.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Con phố nắng gắt quen giấc ngủ trưa. Mấy bác tài xích lô nón cối, quần âu, sơ mi nhễu nhện … rề rề pê-đan, hồn nhiên nhe hàm răng cải mả chào mời. Ngáp ruồi chán, chiếc điếu cày nhét ở phuộc trước lại được lôi lên rít sòng sọc.

Cụ già phố cổ “đèo” cháu trên chiếc xe đạp điện mua đồ. Ai nấy cũng chút vội vã, chè cháo đều toát mồ hôi.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Cái tản mát của Hà Nội chẳng thể được mô tả bằng pháo hoa ngôn từ – có lúc nó chỉ man mác gợn như những cánh loa kèn trắng muốt ngắn mùa bên ô cửa mòn.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Tóc rối xòa, ánh nhìn vô định. Bản nhạc “Song from a Secret Garden” phát từ cái loa JBL con con như một ru khúc “mộng tưởng”. Van Gogh phiên bản Việt, hướng dương leo bờ tường, tranh chép tràn vỉa hè. Nét cọ lập trình, ngòi bút rập khuôn, cảm xúc lối mòn … bất chợt tôi buông tiếng thở dài.

Photo: đặng Mỹ Hạnh / trẻ

Vỉa hè trà chanh – nàng tạm “vĩnh quyết” ly ca-pu nóng.

ĐMH