Mới đây, hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) tung ra một tài liệu mật cho thấy chương trình hộ chiếu của Cộng hoà Síp (Cyprus), một quốc gia châu Âu, cho phép các chính trị gia “dễ tham nhũng” mua hộ chiếu châu Âu. Đại biểu Quốc hội của TP. HCM Phạm Phú Quốc bị Al Jazeera cáo buộc có tên trong danh sách này.

Hãng tin này đã tung ra một loạt bài viết của nhóm điều tra Al Jareeza dựa trên cái gọi là “The Cyprus Paper” (Hồ sơ Cyprus), cho biết chương trình hộ chiếu của Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất 2.15 triệu Euro (khoảng 2.5 triệu USD) sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa với việc cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Theo Al Jareeza, hàng chục quan chức cấp cao một số nước và gia đình của họ đã mua thứ gọi là “hộ chiếu vàng” (golden passport) này từ thời điểm cuối 2017 đến cuối 2019 (thời điểm mà Al Jazeera thu thập được hồ sơ, còn chương trình này của Cộng hoà Síp đã được thực hiện từ 2013). Các hồ sơ “mua” hộ chiếu đến từ 70 quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều nhất là từ Nga (1.000 trường hợp), Trung Quốc (500 trường hợp) và Ukraina (100 trường hợp). Bên cạnh đó, cũng có các công dân của Anh, Mỹ, Mali và Morocco, Israel, Palestine, Nam Phi, Hàn Quốc và Saudi Arabia.

Phạm Phú Quốc (1968, Quảng Trị) trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC). Quốc chính là người đã bán khu đất vàng 3.700m2 – xưa là ITC bị cháy và hiện là dự án SJC Tower, cho Vạn Thịnh Phát.

HFIC là công ty quyền lực vì được giao quản lý vốn Nhà Nước tại các Tổng công ty, công ty lớn ở Tp.HCM như REE, CII, TDH…. Doanh thu hàng năm của HFIC khoảng 8.000 tỉ và lợi nhuận trước thuế là hơn 1.700 tỉ. Trước khi về HFIC, Phạm Phú Quốc còn có tới 20 năm làm việc ở Tổng Công ty Bến Thành – BTG, với vị trí lãnh đạo cao nhất là Chủ tịch HĐTV và đã chủ trì bán khá nhiều tài sản của TCT Bến Thành cho tư nhân!

Chiều 25-8, ông Phạm Phú Quốc trả lời báo Tuổi Trẻ online như sau: “Tôi có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, quốc tịch này do gia đình tôi bảo lãnh, thông tin về việc tôi mua quốc tịch thứ hai là không chính xác.”

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ với câu trả lời này! Tuy nhiên, các nhà phân tích của Hãng thông tấn Al-Jazeera cũng đặt ra những câu hỏi như: tại sao một người đã được giao phó một vị trí công ở nước họ lại muốn mua quốc tịch thứ hai cho bản thân hoặc gia đình. Và làm thế nào mà các quan chức này có được tiền để đầu tư ít nhất $ 2.5 triệu vào nền kinh tế của Síp

Phạm Phú Quốc – Ảnh: tuoitre.vn

Nguồn tin: Tổng Hợp