Cùng với phương án 5 bậc thang, Bộ Công thương đã chính thức đề xuất thêm giá bán lẻ “điện một giá” để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn.

Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm tính từ thời điểm bắt đầu thay đổi (12 kỳ hóa đơn thanh toán).

Cụ thể, bậc 1 từ 0 – 100kWh, tăng số bậc thang từ 101 kWh trở lên tới 401 kWh ở các bậc 2, 3, 4 và bậc 5 – bậc cao nhất sẽ lên mức 701 kWh (so với bậc thang cao nhất trước đây là bậc 6 ở mức 401 kWh trở lên).

Ở phương án 2, Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản gồm 2A và 2B.

Trong đó với kịch bản 2A, Bộ Công Thương trình 5 bậc giá, lần lượt bằng 90% (bậc 1), 108% (bậc 2), 141% (bậc 3), 160% (bậc 4), và 274% (bậc 5) so với giá bán lẻ điện bình quân.

Nếu không chọn tính theo bậc thang, khách hàng có thể chọn điện một giá với mức giá bán bằng 145% so với giá bán lẻ điện bình quân.

Trong khi đó, tại kịch bản 2B, Bộ Công Thương chia các bậc tương tự như phương án 1, nhưng giá bán thay đổi, lần lượt là: 90% (bậc 1), 108% (bậc 2), 141% (bậc 3), 160% (bậc 4), 185% (bậc 5) so với giá bán lẻ điện bình quân.

Phương án điện một giá được đề xuất với giá bán lẻ bằng 155% so với giá bán lẻ điện bình quân.

Mức giá bán lẻ điện bình quân hiện được Bộ Công thương quy định là 1.864,44 đồng/kWh, kể từ thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 20/3/2019, thì điện một giá nếu được lựa chọn sẽ lên tới trên 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh mà chưa gồm VAT.

Hiện vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận đối với biểu giá mà Bộ Công Thương đưa ra

Phương án 1 được đề xuất – Ảnh chụp màn hình

Phương án 2A với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá bằng 145% – Ảnh chụp màn hình     

Nguồn tin: tuoitre.vn và rfa.org