Hôm nay ngày 17-3-2023, Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) gồm hơn 50 doanh nghiệp Mỹ, có SpaceX, Netflix và Boeing bàn thảo dự định sẽ đến Việt Nam trong tuần tới để thảo luận về đầu tư.

Đây là phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay đến Việt Nam. Điều này phát xuất bởi xung đột ngày càng lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Gọi là “xung đột” thì hơi thiếu chính xác, bởi vì Mỹ và Trung Quốc cần nhau nhưng chưa bao giờ thân thiết với nhau. Khi dựa nhau, cả hai đều có lợi: Mỹ có thêm thị trường rộng lớn, và mướn được nhân công giá rẻ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Mỹ, kéo giá thành xuống thấp và hưởng lợi khổng lồ từ chênh lệch giá bán và tiền gia công. Phía Trung Quốc thì lợi ích không nhỏ: giải quyết hàng trăm triệu công ăn việc làm, thâu tóm tiền bạc củng cố cho thành trì của đảng, lũng đoạn và mua chuộc các chính khách khắp thế giới, ngoài ra “hợp tác” bằng giấy phép và đất đai, là nguồn thu béo bở cho quan chức cấp cao. Và cuối cùng là copy kỹ thuật.

Tuy nhiên, cả thế giới, nhất là Mỹ đã choáng váng vì kế hoạch Zero Covid của Tập Cận Bình trong 3 năm qua, làm tê liệt nguồn cung ứng từ Trung Quốc, gây náo loạn vật giá toàn cầu. Nhận thấy sự thiếu ổn định về chính trị, điều hành ở Trung Quốc. Mỹ phải chuyển hướng, Việt Nam là một trong những chọn lựa đó. So với Trung Quốc, nhân lực Việt Nam chưa đủ đáp ứng. Những quốc gia được ưu tiên, nhờ nền tảng chính trị khá hơn như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Bangladesh. Việt Nam có mô hình na ná Trung Quốc, nên các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn.

Xem thêm:   Cám ơn kỷ niệm nuôi em lớn

Nếu đường lối chính trị của Việt Nam thay đổi và bớt thân thiết với Trung Quốc, tiềm năng đầu tư sẽ lớn hơn và cơ hội cho người Việt sẽ còn mênh mông. Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài đã ngấm nghé Việt Nam nhưng có một số rào cản khiến họ ngần ngại, như trình độ kỹ thuật viên thấp, bị áp đặt khu vực hoạt động (các quan chức Hà Nội muốn nhà máy được xây dựng ở phía Bắc), hùn góp không công bằng (định giá đất đai quá cao để góp phần hùn) v.v… và cuối cùng là thể chế chính trị.

Công nhân Ấn lắp ráp máy AH-64 Apache của Boeing. Photo: Boeing India

Một kỹ sư Ấn làm việc tại hãng lắp máy bay Boeing tại Bangalore (Ấn độ). Photo: Boeing India

Nữ công nhân tại hãng Boeing đặt tại Ấn Độ (nguồn ảnh: thenewsminute.com) 

Hạnh Dung (tổng hợp)