GLASGOW/ CHINA- Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Scotland kết thúc bằng một hiệp định toàn cầu, nhằm duy trì hy vọng nhân loại sống sót khi giới hạn mức độ nóng lên toàn cầu của Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Điều này duy trì quan điểm thực tế, trong việc cứu thế giới khỏi thảm họa biến đổi khí hậu.

Ông Alok Sharma, chủ tịch hội nghị, đã tỏ ra rất xúc động trước khi khoan khoái thông báo rằng: Không có bất cứ lá phiếu phủ quyết nào của gần 200 phái đoàn quốc gia có mặt tại Glasgow, từ các siêu cường quốc sử dụng nhiên liệu than và khí đốt, đến các nhà sản xuất dầu mỏ và các đảo ở Thái Bình Dương bị nhận chìm vì sự gia tăng của mực nước biển.

Hội nghị hai tuần tại Glasgow đã  kéo dài thêm một ngày đàm phán quanh co, là cuộc hội đàm lần thứ 26 đồng thời cũng là lần đầu tiên kêu gọi cắt giảm nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới mà còn là chính. nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.

Có một kịch tính vào phút cuối khi Ấn Độ, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào than khác, đã phản đối điều khoản cắt giảm nhiên liệu hóa thạch trong hiệp định, và yêu cầu thay đổi từ ngữ. Điều khoản này được sửa đổi một cách vội vã thành câu chữ được viết trong văn bản là  -“giảm giai đoạn sử dụng điện than.” thay vì “ngừng hoạt động điện than.”

Sự thay đổi từ ngữ như vậy khiến các nền kinh tế giàu có tại Liên Minh Châu Âu và Thụy Sĩ thất vọng; cũng như một nhóm lớn các quốc đảo nhỏ mà sự sống còn của đất nước họ bị đe dọa vì mực nước biển càng lúc càng dân cao. Tuy nhiên tất cả các quốc gia đều nói rằng: Họ đồng ý văn bản vì lợi ích của một hiệp định chung. Phái đoàn của Trung Quốc nhanh chóng rời hội nghị, ngay sau khi hiệp địch chung được đồng thuận phê duyệt.

Các đại biểu tham dự Hội Nghị COP26 tại Glasgow. Ảnh: npr.org