MARSHALL/MALDIVES/GUYANA- Đối mặt với những gì họ coi là mối đe dọa hiện hữu, các nhà lãnh đạo từ các quốc đảo và các vùng đất trũng thấp, khẩn cầu các quốc gia giàu có tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần này hành động mạnh mẽ hơn, để chống lại Trái Đất đang nóng lên.

Trong bài diễn văn được ghi âm trước Tổng Thống David Kabua của Quần Đảo Marshall nói với các nhà lãnh đạo tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong ngày 22/9 như sau: “Chúng tôi chỉ đơn giản là không có cơ sở cao hơn để phải nhượng bộ. Thế giới chỉ đơn giản là không thể trì hoãn mục đích kiểm soát sự biến đổi khí hậu.”

Các quốc gia đồng thuận theo Hiệp Định Paris Năm 2015 về giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhằm cố gắng hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C, một mức độ mà các nhà khoa học cho rằng sẽ đối đầu với tác động tồi tệ nhất của hiện tượng Trái Đất ấm lên.

Các nhà khoa học cho biết để làm được điều này, thế giới cần phải cắt giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030, và trở về Số Không  vào năm 2050. Ngày 21/9 vừa qua Tổng Thống Ibrahim Mohamed Solih nói với các nhà lãnh đạo thế giới: “Sự chênh lệch giữa 1,5 độ và 2 độ là bản án tử hình dành cho đất nước Maldives.”

Trong khi đó Tổng Thống  Guyana Irfaan Ali chỉ trích những người gây ô nhiễm nghiêm trọng vì không thực hiện lời hứa hạn chế khí thải, cáo buộc họ “lừa dối và thất bại.”  Ông khuyến cáo rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến nhiều người tử vong hơn đại dịch Covid-19. Các quốc đảo nhỏ và các quốc gia có bờ biển thấp, như Guyana, sẽ phải gánh chịu toàn bộ thảm họa sắp xảy ra mặc dù nằm trong số những quốc gia phát thải khí nhà kính thấp nhất.

Ngày 21/9 Tổng Thống Joe Biden cho biết: Ông sẽ làm việc với Quốc Hội để tăng gấp đôi ngân quỹ vào năm 2024 lên $11,4 tỷ Mỹ Kim mỗi năm, để giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị về sự khẩn cấp biến đổi khí hậu.nh: un.org