Hàng triệu triệu độc giả, khán giả người Mỹ và người Việt Nam đã từng say mê câu chuyện The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã) và Nanh Trắng (White Fang) do cố nhà văn Mỹ Jack London viết, mô tả cuộc sống hoang dã miền Alaska lạnh giá thế kỷ 19, mà nhân vật chính là hai chú chó Buck và White Fang. Nhân vật thu hút sự yêu mến nồng nhiệt của mọi tầng lớp người lớn, trẻ em đến nỗi người ta đã dựng thành phim điện ảnh. Chủ nhân khu vui chơi nổi tiếng thế giới The Disneyland Park ở quận Cam cũng đã cho dựng một bức tượng chó sói khổng lồ đang ngồi ngước cái mõm lên trời cất tiếng tru, trên bệ tượng rất cao ngay cổng ra vào The Disneyland (phía đường Harbor Bl, Anaheim.) Khi quý vị đến gần khu này, dù đứng ở bất cứ vị trí nào, quý vị đều nhìn thấy bức tượng con sói khổng lồ đang thể hiện sức mạnh thiên nhiên hoang dã của nó. Trên các bức tường The Disneyland in hình những dấu chân sói khổng lồ, còn con đường nhỏ dẫn vào The Disneyland có tên là Great Wolf.

Tuy nhiên, ít ai chú ý tới một truyện ngắn khác đồng tác giả, có tên là Kẻ Bỏ Ðạo (nguyên tác The Apostate) với nhân vật chính là cậu bé Johnny – một lao động trẻ em. Câu chuyện là bi kịch của con người bị chèn ép từ năm này qua năm khác trong lao động liên miên đến mức gần như trở thành một cỗ máy, tắt hết đi mọi khát vọng sống và yêu thương. Từ mở đầu truyện cho đến kết thúc truyện, “Kẻ Bỏ Ðạo” không có lấy một tia hy vọng sáng sủa nào, tất cả đều u ám như thứ khói ô nhiễm trong các nhà máy nhuộm đen cả cuộc đời người lao động tí hon. “Một ngày con thường làm được ba trăm chiếc chai. Giờ con mới nhận ra mỗi chai con làm mất mười động tác. Một tháng mất một triệu tám mươi nghìn động tác. Cứ bỏ bẵng đi 80,000 động tác, – cậu nói giọng có vẻ thỏa mãn, thương người. – Cứ trừ đi 80,000 động tác, như vậy là chỉ còn một triệu động tác trong một tháng, mười hai triệu động tác trong một năm.” và “con cừu đen” mang tên Johnny đã quyết định bỏ việc làm để đi lang thang: “Trong bóng tối đầu tiên của đêm vừa đổ xuống, một con tàu hàng xình xịch vào ga. Khi đầu máy chuyển các toa vào con đường nhánh, Giôn bò dọc theo con tàu. Cậu đẩy được chiếc cửa của toa chở súc vật bỏ không, lúng túng và vất vả mới leo được lên. Cậu đóng cửa lại. Còi tàu huýt vang. Giôn đang nằm, nhoẻn miệng cười trong bóng tối.”

Trẻ em da trắng làm việc trong mỏ than 

Truyện kể một góc nhỏ đen tối trong lịch sử lập quốc Hoa Kỳ, với vết nhơ giới chủ nhà máy sử dụng lao động trẻ em từ khi chúng mới lên 7 tuổi mà không có bất cứ phương tiện bảo vệ sức khỏe, không có bất cứ thứ bảo hiểm nào, và đồng lương rẻ mạt. Cũng trong thời gian này, phong trào đấu tranh của giới lao động Mỹ đã hình thành và đang từng bước phát triển mạnh. Các liên đoàn lao động bắt đầu hình thành và từng bước trở nên có tiếng nói mạnh mẽ, họ tổ chức các cuộc đình công để buộc giới chủ giảm giờ làm, tăng tiền lương. Cuộc đấu tranh của công đoàn lao động ở Mỹ nhằm mục đích tiến tới thỏa thuận “hai bên cùng có lợi” giữa người thợ và người chủ, không phải kiểu “đấu tranh” nhằm mục đích tiêu diệt đối phương mà chủ nghĩa cộng sản tiến hành miễn sao giành được quyền lợi cho băng nhóm của họ (còn xã hội thì mặc kệ nó tanh bành.) Cụm từ “Lao động trẻ em” ở Mỹ cũng theo đó mà đi vào dĩ vãng. Từ những phong trào này đã tạo ra ngày Labor Day và trở thành ngày lễ liên bang vào năm 1894, hàng năm nhằm tôn vinh những đóng góp và thành tích của người lao động Hoa Kỳ. Ngày Labor Day cũng tượng trưng cho sự kết thúc của mùa Hè đối với nhiều người Mỹ.

Xem thêm:   Tuyết lạnh bên trời

Coi lại nhiều bức ảnh chụp lao động trẻ em đầu thế kỷ 19, tôi thấy tất cả nhân vật trong ảnh đều là trẻ em da trắng, tôi không hiểu sao trong thời gian rộ lên phong trào BLM vừa rồi lại có nhiều người trẻ da trắng lại tự cho rằng bản thân họ mang màu da trắng là “có tội” với người da đen vì các thế hệ trước của gia đình họ là da trắng??? Bất kể là màu da nào, khi sinh ra trong gia đình nghèo thì đều phải gánh chịu nhiều thiệt thòi như nhau, mà chỉ có quy định pháp luật và các chính sách xã hội thời nay mới có thể cứu được các số phận không may đó.

Trẻ em da trắng đang làm việc trong nhà máy

Ngày nay, người lao động ở Mỹ được hưởng điều kiện lao động tốt nhứt mà luật pháp quy định, là thành quả của biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều người đi trước. Ở xứ Việt cộng, các tổ chức công đoàn lao động chỉ là cánh tay nối dài của nhà nước Việt cộng, là công cụ để trù dập người lao động mỗi khi họ phản kháng sự bất công của giới chủ hay cơ quan nhà nước (đối với người lao động là viên chức chánh ph) chớ không phải để bảo vệ người lao động, dù hàng năm nhà nước Việt cộng vẫn tổ chức ăn mừng ngày lễ Lao Ðộng.

Xem thêm:   “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”

Rất nhiều đại gia đỏ xứ Việt, diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng… đã làm mọi cách (hợp pháp lẫn bất hợp pháp) cốt sao sinh được con trên đất Mỹ, nhằm mục đích con họ được có quốc tịch Mỹ để hưởng nền giáo dục ưu đãi cho trẻ em bậc nhất thế giới, mà họ thường nói với nhau là “Hy sinh đời bố củng cố đời con,” và đến khi họ nghỉ hưu thì đứa con sẽ bảo lãnh cha mẹ chúng sang Mỹ định cư hưởng an sinh xã hội của “đế quắc Mỹ.”

Trẻ em da trắng đang làm việc trong nhà máy

Ðó cũng là lý do nhiều “người Việt mới” lớn tuổi được bảo lãnh qua Mỹ bị “người Việt cũ” ghét bỏ do họ cứ suốt ngày ca thán, chê bai ở Mỹ buồn chán và cứ nhắc đi nhắc lại chuyện lên kế hoạch về Việt Nam ăn chơi, du lịch. Nực cười ở chỗ năm nay đã là năm 2021 rồi nhưng báo chí Ðông Lào và báo chí Tàu cộng cứ lấy những hình ảnh lao động trẻ em Mỹ “cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19” để đăng bài “nhai lại” với câu hỏi nước Mỹ sao không tự “soi sáng bản thân.”

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch cúm Tàu, các hoạt động mừng Labor Day ở quận Cam không được rầm rộ như những năm trước. Mọi người tự hạn chế việc lui tới các nơi tụ tập đông người để tránh lây nhiễm bệnh dù lệnh cấm tụ tập nơi công cộng đã được chính phủ dỡ bỏ. Nhiều tiệm buôn lớn của người Mỹ không áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi vô tiệm, ai muốn đeo thì đeo, ai không muốn đeo cũng không sao. Nhân viên của tiệm phần lớn không đeo khẩu trang. Bầu không khí có vẻ “im lìm” năm nay một phần cũng bị ảnh hưởng bởi dân chúng bị suy thoái thu thập và vật giá leo thang. Giá xăng mỗi ngày một tăng kéo theo giá vận chuyển, phần lớn giá hàng hóa tăng theo, khiến mọi người tự động hạn chế chuyện chi tiêu xa xỉ tùy hứng và ra ngoài dạo chơi.

Xem thêm:   Istanbul thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ

Tôi bây giờ cũng ngại đi mua sắm, ngại ra đường. Mỗi khi muốn đi đâu cũng tính toán đường đi sao cho kết hợp nhiều điểm cần tới trong một chuyến đi cho đỡ hao xăng, chớ không còn nổi hứng thì lái xe ra dạo chơi ngoài đường như trước nữa, và tôi cũng dẹp luôn ý định đi xem những nông trại ở xung quanh quận Cam trong khi chờ giá xăng tuột xuống. Các nhà hàng, quán ăn Việt ở khu Little Sài Gòn đều tăng giá mỗi món ăn từ $1-$2 dù khi ăn tôi cảm thấy món ăn không ngon bằng năm ngoái. Mùa lễ Labor Day năm nay thiệt kém vui.

Trẻ em da trắng đang làm việc trong nhà máy

TPT