Năm 2024 được xem là một năm đặc biệt với các cuộc bầu cử để chọn lãnh đạo mới được đồng loạt tổ chức tại nhiều quốc gia nhất trên thế giới từ trước tới nay.

nguồn CNN  

Tính chung trên toàn cầu, con số cử tri đi bầu đông hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại với ít nhất 71 quốc gia (cộng thêm khối Liên Âu) – đại diện cho khoảng 49% tổng dân số thế giới – sẽ tổ chức các cuộc tổng tuyển cử, và đối với nhiều quốc gia, kết quả của bầu cử sẽ định hình vận mệnh tương lai của quốc gia đó trong nhiều năm tới.

Ví dụ, ở Đài Loan, ai được cử tri chọn để trở thành tổng thống trong 4 năm tới về cơ bản sẽ định hình chính sách tiếp cận của Bắc Kinh đối với đảo quốc tự trị này mà trong mấy năm qua đảng cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng đe dọa tấn công bằng quân sự nếu cần để thống nhất với đại lục.

Bầu cử thiếu tự do

Tất nhiên, việc tổ chức một cuộc bầu cử không có nghĩa là tiến trình này sẽ được thực hiện một cách tự do hoặc công bằng. Thủ tướng Bangladesh đương nhiệm Sheikh Hasina giành được chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp vào đầu tháng 1, mặc dù cuộc bầu cử đã bị đảng đối lập chính của nước này tẩy chay để phản đối cuộc đàn áp kéo dài nhiều tháng đối với những người bất đồng chính kiến.

Tương tự, ở Pakistan, chính trị gia nổi tiếng nhất trong nước, cựu Thủ tướng Imran Khan, đang ngồi tù, trong khi đảng của ông bị đàn áp và những người ủng hộ ông bị bắt trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 2.

Các cuộc bầu cử với kết quả đã chắc chắn vẫn có thể là điều đáng để theo dõi. Trong khi ông Vladimir Putin có thể đang bắt tay vào một chiến dịch tái tranh cử mà ai cũng thấy trước là ông ta sẽ giành được chiến thắng, và với kết quả bầu cử vào tháng 3, nếu tỷ lệ phiếu bầu thực sự được tiết lộ, có thể được xem như một dấu hiệu hé lộ cho thấy về mức độ ủng hộ của người dân Nga đối với nhà độc tài này – và liệu họ có còn tiếp tục ủng hộ ông ta hay không trong cuộc chiến tranh hao mòn do chính ông ta phát động và đang kéo dài sang năm thứ ba mà chưa thấy có dấu hiệu chấm dứt.

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Dựa trên đánh giá về chỉ số dân chủ của nhóm nghiên cứu EIU, trong số 71 quốc gia có bầu cử, 43 quốc gia mà người dân được đi bầu hoàn toàn tự do và công bằng (27 trong số đó là thành viên của Liên Âu); 28 quốc gia còn lại không đạt đủ các điều kiện cần thiết cho một cuộc bỏ phiếu dân chủ. 8 trong số 10 quốc gia đông dân nhất thế giới – Bangladesh, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Pakistan, Nga và Hoa Kỳ – sẽ tổ chức bầu cử trong năm 2024. Một nửa trong số này có các cuộc bầu cử không tự do, không công bằng và thiếu vắng những điều kiện tiên quyết khác đòi hỏi phải có ở một quốc gia dân chủ, chẳng hạn như tự do ngôn luận và lập hội. Các cuộc bầu cử ở Bangladesh, Mexico, Pakistan (đang đặt dưới các chính thể lai hoá, được kết hợp gồm các yếu tố dân chủ và chủ nghĩa độc tài) và ở Nga (một chính thể độc tài) gần như chắc chắn sẽ không mang lại bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ hiện hành.

Bầu cử độc diễn ở Nga – Agencia EFE

Bầu cử có tự do

Trong khi đó, Brazil, Ấn Độ, Indonesia và thậm chí Hoa Kỳ được EIU xếp loại là “các quốc gia dân chủ khiếm khuyết”, nghĩa là các cuộc bầu cử diễn ra tự do, công bằng và cho phép có khả năng thay đổi chế độ, nhưng hệ thống chính trị của 4 quốc gia này vẫn có một vài khuyết điểm. Vào tháng 2 tại Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đảng Dân chủ-Đấu tranh (PDI-P) thuộc trung tả có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống. Tại Ấn Độ vào tháng 5, đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đang cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi, đảng chính trị lớn nhất thế giới với hơn 180 triệu thành viên, có khả năng giành chiến thắng mặc dù xu hướng chống chính quyền đương nhiệm đang ngày càng gia tăng. Và tại Brazil vào tháng 10, các cuộc bầu cử cấp thành phố sẽ hé lộ cho thấy liệu đảng Công nhân thuộc cánh tả của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva có thể giành được thêm phiếu từ đảng Tự do thiên hữu, là đảng đang nắm giữ quốc hội và được sự hậu thuẫn của vị tiền nhiệm của ông Lula là cựu Tổng thống Jair Bolsonaro thuộc cánh hữu.

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Sau đó, vào ngày 5 tháng 11, cử tri ở Hoa Kỳ sẽ đi bầu để chọn tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới, cũng như toàn bộ hạ viện và một phần ba thượng viện. Theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, Tổng thống Joe Biden có thể sẽ phải đối mặt với ông Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, và nếu điều này xảy ra, cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ là sự lặp lại của cuộc bầu cử năm 2020.

Cuộc bầu cử 2024 có thể chuyển Nghị viện sang cánh hữu nếu cử tri quyết định lựa chọn việc kiểm soát chặt chẽ hơn về vấn đề di dân – nguồn epthinktank

Tại Châu Phi và Châu Âu

18 quốc gia Châu Phi với tổng dân số hơn 330 triệu người, bao gồm Algeria, Ghana và Mozambique, sẽ tổ chức bầu cử. Quốc gia lớn nhất có bầu cử tại lục địa này sẽ là ở Nam Phi, với dân số hơn 60 triệu người. Với phe đối lập tỏ ra yếu kém và đang trong tình trạng bị chia rẽ, có nghĩa là, mặc dù với hàng loạt vụ bê bối tham nhũng bị phanh phui, đảng Đại hội Dân tộc Phi hiện đang cầm quyền, gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng trở lại.

Trong khi đó, cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu (European Parliament) vào tháng 6 sẽ đặt vấn đề di dân lên hàng đầu. Liên Âu đang trên đà nhận được hơn 1 triệu đơn xin tị nạn trong năm nay, nhiều nhất kể từ khi xảy ra sự kiện làn sóng di dân ồ ạt tràn vào Châu Âu trong những năm 2015-16. Nhiều chính trị gia và cử tri Châu Âu coi tình trạng di dân từ Trung Đông và Châu Phi đổ vào Châu Âu như là mối đe dọa đối với cuộc sống của họ, mặc dù tình trạng thiếu người lao động đang ngày càng tăng. Cuộc bầu cử có thể chuyển Nghị viện sang cánh hữu nếu cử tri quyết định lựa chọn các đảng kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn về vấn đề di dân.

Xem thêm:   Ham & hố

Và sau cùng, thêm một cuộc bầu cử nữa trong khu vực Châu Âu mà nếu nó diễn ra sẽ được xem như một hành động đối đầu giữa dân chủ và độc tài. Ukraine dự kiến bầu tổng thống trong năm 2024. Ông Volodymyr Zelensky, tổng thống đương nhiệm, cho đến nay vẫn chưa loại trừ khả năng là có tổ chức bầu cử hay không, mặc dù quốc gia đang bị đặt trong tình trạng thiết quân luật, điều này có nghĩa là cấm bầu cử. Bất kỳ cuộc bầu cử nào diễn ra trong khi nhiều vùng đất của quốc gia đang bị chiếm đóng và hàng nhiều triệu người dân Ukraine vẫn đang phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn, sẽ không thể thực sự diễn ra một cách tự do hoặc công bằng. Nếu có thể, một cuộc bỏ phiếu thành công sẽ là sự phản kháng trước những nỗ lực của Nga nhằm đè bẹp nền độc lập của Ukraine. Nhưng nếu chỉ một sai sót trong việc tổ chức bầu cử có thể làm suy yếu những nỗ lực của Ukraine để được thế giới công nhận như một quốc gia dân chủ thực sự.

Giới trẻ Đài Loan tham gia bầu cử – CNN

VH