Kathleen Mary Griffin (sinh ngày 4-11-1960) là một hài sĩ khá nổi tiếng, cô từng đứng chung với Anderson Cooper trong chương trình “New Year’s Eve” của CNN từ năm 2007.

Không riêng gì Griffin mà các “comedian” đều đem TT Trump ra giễu cợt (phần lớn truyền thông Hoa Kỳ đều phe Dân Chủ).

Lần này, Griffin đi hơi quá trớn. Cô xuất hiện trong một show hài với cái đầu giả của ông Trump đã bị cắt rời, đầy máu me, kiểu như ISIS cắt cổ các nạn nhân.

dua-voi-lua

Hài sĩ Kathleen Mary Griffin với chiếc đầu TT Trump bị cắt . Một trò đùa đã chấm dứt sự nghiệp khá thành công của cô, chưa kể sẽ đối mặt với các bản án hình sự khác. (ảnh www.tmz.com)

Liền sau đó, cô bị một làn sóng phản đối mãnh liệt, cả người thích lẫn không ưa ông Trump. Lý do nó quá bạo lực và rừng rú. CNN buộc phải sa thải cô ngay lập tức.

Ông Trump chỉ nói “Cô ta sẽ thấy xấu hổ về việc này”, trong khi bà đệ nhất phu nhân Melania phản ứng chi tiết hơn: “Trong vị trí của một người đã làm vợ, một người mẹ… cô ấy phải hiểu tâm trạng kẻ khác”.

Sự việc chưa dừng lại ở đó. Mật vụ Hoa Kỳ nhảy vào điều tra và Griffin sẽ đối mặt với nhiều hệ lụy khác, có lẽ không lấy làm dễ chịu cho lắm.

Biểu tình kiểu “Diên Hồng”

Thực ra đây là cuộc biểu tình tại Caracas, thủ đô của Venezuela, phản đối chính phủ nước này vì sự thiếu hụt trầm trọng thuốc men và thực phẩm. Đặc biệt, trong cuộc biểu tình này, toàn là các vị… bô lão tham gia; có tên gọi “Grandparents’ March” nghĩa là cuộc biểu tình của các ông bà nội ngoại. Từ khi Tổng thống Maduro kế thừa “di sản” của cố Tổng thống Chavez để lại, Venezuela ngày càng lao xuống vực thẳm kinh tế. Rất nhiều cuộc biểu tình xảy ra suốt mấy năm qua nhưng đây là lần đầu tiên người tham gia toàn là những vị cao tuổi. Có bà cụ đã 97 tuổi hoặc có bà phải chống nạng cũng tham gia.

Ðừng bỏ em một mình

Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như cộng đồng mạng bàn tán về cử chỉ và thái độ của Ðệ nhất Phu nhân Melania đối với Tổng thống Trump. Ðiển hình trong chuyến viếng thăm Trung Ðông vừa qua, bà Melania đã hất tay không cho ông Trump nắm tay mình khi cả hai vợ chồng vừa xuống máy bay thăm Ả-rập Saudi. Hoặc khi hai vợ chồng vừa ra khỏi máy bay ở Do Thái, ông Trump cũng đưa tay ra tính nắm tay bà Melania thì bà rụt tay lên giả bộ vuốt tóc. Ông Trump cũng không phải luôn luôn tỏ ra săn đón vợ. Rõ nhất là hôm làm lễ nhậm chức Tổng thống, khi cả hai xuống xe gặp Tổng thống Obama, ông Trump đã vội vàng đi trước để bà Melania đứng đằng sau xe. Dầu sao, giống như bao đôi tình nhân và cặp vợ chồng khác, hai ông bà cũng từng có những cảnh lãng mạn rất đẹp bên nhau.

dung-bo-em-mot-minh4

Ông Trump đang “bỏ em một mình”, lễ mễ ôm gói quà để dzọt lên trước chào vợ chồng Tổng thống Obama. www.cosmopolitan.com

dung-bo-em-mot-minh2

Tháng 3 năm 1999, lúc… mới đầu gặp nhau, tinh tú quay cuồng… www.cosmopolitan.com

dung-bo-em-mot-minh1

Melania hạnh phúc bên người yêu Donald vào tháng 5 năm 1999.

dung-bo-em-mot-minh

Giây phút lãng mạn bên nhau đầu năm 2004.

dung-bo-em-mot-minh3

Khiêu vũ sau buổi lễ nhậm chức Tổng thống www.cosmopolitan.com

Của cho là của nợ

Trước khi về hưu, Tổng thống Mỹ phải nộp lại tất cả các loại quà cáp nhận được trong thời gian tại vị cho chính phủ. Nếu muốn giữ lại thì phải trả tiền theo giá thị trường.

Hồi xưa, tất cả quà cáp do nước ngoài tặng phải được Quốc Hội chấp thuận Tổng thống mới được nhận. Tuy nhiên, nhận rồi thì được… giữ luôn. Sau này, Mỹ trở thành một siêu cường của thế giới, và khách khứa thường biếu xén món quà rất đắt tiền. Quốc Hội cho phép Tổng thống Mỹ nhận tuốt luốt nhưng sau này thôi làm Tổng thống thì nộp hết vào Bảo tàng Quốc gia.

Có những thứ ngoại lệ, vì Bảo tàng Quốc gia hết chỗ hoặc khó giữ, thì Tổng thống có thể giữ làm của riêng. Chẳng hạn, Tổng thống Bush (cha) được Tổng thống Bulgaria tặng cho một… chú cún thì Viện Bảo tàng Quốc gia chịu thua!

cua-cho-la-cua-no

Tổng thống Eisenhower nhận món quà, là một con voi, năm 1959

Luật lệ này cũng được áp dụng đối với các quan chức trong chính quyền liên bang. Như bà Hillary Clinton khi sang Miến Ðiện hồi năm 2012 với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao, được bà Aung San Suu Kyi tặng cho một xâu chuỗi đeo cổ. Bà Clinton phải nộp vào ngân khố liên bang 970 Mỹ kim để có thể giữ lại món quà này. Năm 2010, khi sang thăm Ái Nhĩ Lan, Tổng thống Obama được tặng cho một loại cây biểu tượng của nước này có tên gọi là shamrock. Loại cây này có đầy bên Ái Nhĩ Lan nên giá thị trường chắc cũng chẳng đáng bao nhiêu.

Năm 1959, Tổng thống Eisenhower được Cộng đồng Pháp ngữ ở Phi châu tặng cho một con voi nặng 440 pound. Có lẽ vậy mà Eisenhower đã tặng cho sở thú chớ đưa vào Viện Bảo tàng Quốc gia hay để trong Tòa Bạch Ốc đều không ổn tí nào.

cua-cho-la-cua-no1

Thủ tướng Ái Nhĩ Lan tặng Tổng thống Obama một chậu “shamrock” hồi năm 2010. www.theatlantic.com