Trong tấm ảnh chân dung toàn gia đình mà chỉ có một mình Ông Nội là người không cười. Bạn có dùng Photoshop để “nắn bóp” nét mặt của ông để nhìn giống như đang cười không? Bạn có biến một bầu trời xám trắng tẻ nhạt trong hình phong cảnh của bạn thành một bầu trời nắng đẹp đầy kịch tính không? Bạn sẽ đặt giới hạn ở điểm nào?

Ngoài phóng sự và những kiểu nhiếp ảnh chỉ liên quan tới tính chất tài liệu (như thiên nhiên và động vật hoang dã), thật ra không có ranh giới rõ ràng nào trong hầu như tất cả thể loại nhiếp ảnh để phân biệt giữa sự thật tuyệt đối và một tác phẩm nghệ thuật được tưởng tượng ra.

Một phiên bản của thực tế

Từ xưa tới nay, các nhiếp ảnh gia đã bị mang tiếng trong mắt của dân chúng. Vấn đề là vì đa số lớn những hình ảnh “đẹp” trong những phương tiện truyền thông đại chúng đều lọt vô một “khu vực xám” mà tôi gọi là “một phiên bản của thực tế.” Nước da gần như hoàn hảo tới từng chân lông, tay dài chân dài trên những trang bìa các tạp chí quyến rũ, những bãi biển vắng người với nước xanh biếc sặc sỡ, và cảnh hoàng hôn với đôi uyên ương vào ngày cưới của họ. Những kiểu chụp này đã vô tình tạo nên một thành kiến chung rằng mọi thứ đều bị “photoshopped” (Pts).

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Nước da hoàn hảo

Có những lý luận hợp lý cho cả hai mặt của đề tài này. Một số người chụp hình tranh luận rằng người ta có thể không để ý những vết nhăn/thẹo/trầy/mụn trên da mặt của một người khi đứng trước mặt như với khi nhìn trong hình vì đó là một khoảnh khắc bị bắt đứng. Cho nên việc xóa đi những chỗ thiếu sót giúp hướng dẫn sự chú ý của người xem đến những chỗ cần chú ý, cặp mắt. Lý luận này, tuy nhiên, nêu lên hai câu hỏi cho phe đối lập: trước tiên, nếu những điểm nhỏ đều bị xóa đi từ tất cả nội dung đẹp mắt, điều đó có làm cho chủ thể có vẻ “nhân tạo” hơn và thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa của nét đẹp không? Và thứ nhì, sự thay da tới mức độ từng chân lông cũng là một ý tưởng xóa đi những gì thiếu hoàn hảo?

Tui nhìn mập

À, còn thêm vấn đề  nữa là “làm ơn đừng để em nhìn thấy mập trong hình nhe!” Có hai điều căn bản chúng ta cần hiểu biết:

a) Trong xã hội nói chung xưa nay, nếu khách chúng ta muốn nhìn thấy “ốm”, chúng ta (người chụp hình) nên đáp ứng lời yêu cầu của họ;

b) Qua ống kính máy ảnh và dưới ánh sáng 2-chiều của tấm ảnh, đôi khi người trong hình có thể nhìn lớn hơn hoặc nhỏ hơn cái nhìn qua mắt của chúng ta, vậy thì chúng ta cần sửa chữa ảo giác đó.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Phần sau đưa ra một câu hỏi đơn giản hơn: đó có phải là một lý do để nghiêng theo sự thiên vị của chúng ta và nếu không phải, làm sao chúng ta biết nên ngừng ở chỗ nào? Phần trước đưa ra một câu hỏi phức tạp hơn: người chụp hình sẽ chịu bao nhiêu phần trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề “thân thể hình tượng” của thế giới?

Thói quen từ xưa tới nay

Chúng ta cũng có thể lý luận rằng sự hoàn hảo trong nghệ thuật không phải là một điều mới mẻ và, thật ra, nhiếp ảnh đã thừa hưởng sự khao khát để có một sự “tuyệt hảo” từ những tác phẩm điêu khắc thân hình con người hoàn hảo và những tác phẩm tranh sơn dầu với bầu trời đầy kịch tính gần như không thể có được.

Tuy vậy, giới đại chúng hoặc ít nhất một góc của xã hội chúng ta tin rằng nhiếp ảnh đáng lẽ phải khác biệt, rằng mục đích và đặc điểm chính của nó là chụp lại khoảnh khắc như nó đã diễn ra. Với kiến thức này, chúng ta nên có một sự nỗ lực để giáo dục công chúng? Hay là những người chụp hình nên tìm cách nào để tạo một sự phân biệt rõ ràng giữa lối nhiếp ảnh hình trung thực (in-camera thực tế) và hình nghệ thuật đã thao tác (tưởng tượng).

Hình cho mạng xã hội

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Sự chấp thuận của xã hội đóng một vai trò lớn cho các tay chụp ảnh ngày nay. Nếu bạn không có một tấm ảnh chụp cảnh Kim Tự Tháp vĩ đại trong sa mạc, với chính bạn chung trong hình, bạn có thật sự đi Ai Cập không? Hay là, trong một giả thuyết khác, bạn vừa lấy một mối đi chụp đám cưới đầu tiên ở Bahamas. Ðây là một sự kiện lớn! Bạn dự định sẽ đăng hình đi khắp nơi. Nhưng tới ngày lễ cưới, thay vì trời nắng đẹp, thời tiết lại đem tới mây trùm và bầu trời xám trắng. Trong hai trường hợp trên, chúng ta có thể nói rằng áp lực xã hội quá nặng nề và do đó bạn sẽ đổi bầu trời xanh với những cụm mây trắng trôi lềnh bềnh vô những tấm hình đám cưới, hoặc ghép hình Kim Tự Tháp vào hình selfie ở Ai Cập. Nhưng dĩ nhiên, điều mà chúng ta không nhận thức ở thời điểm đó là chính chúng ta đang đóng góp vào áp lực xã hội đó.

AN

Breslau, Canada