Độ “refresh rate” quan trọng 

Thông thường khi mua truyền hình và màn ảnh dành riêng cho những người mê chơi trò chơi, người mua chú ý nhiều đến độ “refresh rate” (mức độ “vẽ” lại mau-chậm hình ảnh) của màn ảnh.

Ðộ “vẽ” lại hình ảnh của màn ảnh được tính bằng đơn vị Hertz (hay Hz), mỗi giây sẽ “vẽ” bao nhiêu lần (thường là 60 hoặc 240). Ðộ refresh càng cao càng tốt.

Các truyền hình mắc tiền thường quảng cáo các kỹ thuật như TruMotion (LG), Motion Rate (Samsung) and MotionFlow XR (Sony) dùng chỉ độ refresh rate, thường là các refresh rate này đều được “nhân tạo hoá” cao hơn với số refresh rate thực sự.

Càng ngày các sản phẩm về điện tử/điện toán lại càng cần có màn ảnh với độ refresh rate cao, nhất là các sản phẩm liên quan đến thế giới ảo (virtual reality). Ðộ refresh rate càng cao, hình ảnh càng giảm thiểu việc gây nhức mắt, nhức đầu cho người dùng.

Nếu bạn quý trọng thị giác của mình, nên chú ý nhiều đến refresh rate.

Làm hình ảnh động GIF từ phim

Ðánh chữ “GIF” trước chữ “YouTube” trong URL của phim/tài liệu bạn đang xem. Như đoạn phim mẫu về chó điện tử Aibo sau đây

  1. Thêm GIF Nó sẽ tự động biến thành https://gifs.com/watch?v=4sjX-sQyLsY.
  2. Sau đó chỉ cần hướng dẫn phần trên đến trang nhà www.gifs.com, tại đây bạn có thể chọn phần bắt đầu và phần cuối của đoạn phim bạn muốn trở thành GIF.
  3. Bấm phần đánh dấu màu xanh (green check mark) nằm bên phía trái của màn ảnh để xem đoạn “phim” GIF bạn vừa làm.
  4. Bạn có thể chọn thêm các phần thâu hình lớn-nhỏ, thêm vào “stickers”, thay đổi vị trí xuôi-ngược của phim.
  5. Chọn “Create GIF” và quyết định xem ai có thể xem GIF này, chọn tên cho GIF.
  6. Bấm “Next” và sao chép đường hướng dẫn (link) đến GIF để chia sẻ trên trang nhà khác hay trên các trang mạng xã hội.

Bạn cũng có thể chuyển GIF về máy.

Ðang ở trong thư viện hay sở làm nhưng muốn nghe nhạc/tài liệu mà không có loa tai? Hãy mở lên phần CC của phim/tài liệu.

Khách hàng dùng chuột không dây Logitech cần cập nhật hoá “dongle” của mình ngay

Con chuột không dây/bàn đánh chữ không dây của Logitech có một “dongle” cắm vào máy điện toán thì chuột/bàn đánh chữ mới chạy được.

Chuyên gia an ninh Marcus Mengs mới đây cho biết “dongle” của Logitech là loại Unifying có nhiều lỗ hổng an ninh (việc này Logitech đã biết ít ra ba năm trước đây). Các “dongle” mới (2019) của Logitech có thảo trình được cập nhật hoá nên đã trám được các lỗ hổng an ninh này, nhưng có hàng trăm ngàn chuột và bàn đánh chữ không dây của Logitech trên thị trường vẫn còn “dongle” không được cập nhật hoá. Logitech không bao giờ ra lệnh triệu hồi các “dongle” hoặc thông báo về các lỗ hổng an ninh đến khách hàng.

Chỉ mới gần đây (2019) Logitech mới có chương trình cập nhật hoá Unifying “dongle” của mình.

https://support.logi.com/hc/en-us/articles/360024361233-Software