Bất kể đôi lứa có ở bên nhau bao lâu, luôn có một số quy tắc căn bản để duy trì hạnh phúc.

Hãy lên tiếng về những điều mình thích ở nửa kia

Sự buồn chán, thất vọng và cáu kỉnh có thể dập tắt nồng nàn lứa đôi, và ngay cả thứ cứ quá đều đặn, tuần tự cũng chẳng tiếp lửa đâu. Gắng ghi dấu những điều tích cực là ưu tiên hàng đầu. Hãy khen vợ về đôi giày mới của cô ấy, bữa cơm ngon. Hay khen chồng cái đầu tóc ảnh vừa cắt, cảm ơn anh ấy đã giúp đỡ việc nhà … Hãy chắc rằng những lời khen, và cảm ơn này chân thành và cụ thể. Sẽ luôn là thời điểm cho những lời yêu thương nhỏ nhặt này.

Những cái chạm thân mật

Những tiếp xúc thân mật sẽ giải phóng nội tiết tố endorphin cho cả hai. Vì vậy, đừng quên nắm tay nhau khi đi dạo, hôn chào nhau buổi sáng. Những động chạm thân mật này sẽ giúp khắng khít hơn.

Ngừng đổ lỗi cho bạn đời về mọi thứ

Thật dễ dàng đổ lỗi nhau khi cảm thấy tức giận, thất vọng, buồn chán, hay căng thẳng. Kế đến là coi việc ổng/bả phải thay đổi thì mọi thứ mới tốt hơn. Ðó là sự trốn tránh. Gắng sửa đổi bạn đời sẽ đẩy nửa kia vào thế phòng thủ và bản thân bị coi là tiêu cực. Kết quả là chẳng có ai thay đổi cả, không ai chịu trách nhiệm. Việc biến bạn đời của mình là “kẻ xấu” nghĩa là phớt lờ đi những điều tốt về họ. Cách khắc phục thực sự là thay đổi chính mình.

Xem thêm:   Đi travel

Sự lạc quan tăng lên, nửa kia cảm thấy dễ chịu hơn vì được ghi nhận, không bị khi dễ. Cả hai đều cảm thấy có động lực thay đổi dẫn đến cuộc sống nhiều niềm vui hơn.

Bảo Huân

Làm hòa những bất đồng

Bất đồng cũng là thường tình và thậm chí lành mạnh của mọi đôi lứa. Quan trọng là khả năng giải quyết một cách êm thấm. Biết lắng nghe, thái độ chừng mực trong việc bảo vệ quan điểm biến xung đột thành sự thân mật sâu sắc hơn – đó là cơ hội nhìn thấy và yêu con người thật của nửa kia, chấp nhận nửa đáng yêu và dễ bị tổn thương đó để gầy dựng mối quan hệ bền chặt mà không âm thầm sôi sục.

Tránh xa những chỉ trích, đối đầu, thù địch. Bày tỏ dùng ngôi thứ nhất như “Anh cảm thấy”, “Em nghĩ” … không thổi bùng tranh cãi và tuyệt đối tránh chụp mũ bằng cách nói “Anh không bao giờ …” hay “Em luôn …” Nếu có thể pha chút hài hước nhẹ nhàng, hoặc “đình chiến” thay đổi chủ đề khi quá căng.

Chọn thời điểm thích hợp để tranh luận

Ðừng bắt đầu những đề tài khó khăn và quan trọng nếu cả hai chưa ăn uống, nghỉ ngơi xong. Ðói, mệt mỏi, thiếu ngủ …  dễ càu nhàu dẫn đến những nhận xét cáu kỉnh và suy nghĩ tiêu cực. Ðừng mượn rượu để nói; tránh tranh luận khi một trong hai đang bận.

Xem thêm:   Trứng và Vịt

Học cách lắng nghe

Ðiều tốt nhất để giúp mối quan hệ trở nên gắn bó là sự lắng nghe. Nói ít lại và nghe nhiều hơn, không phải chỉ học cách nghe lời nói, mà nghe cử chỉ, tư thế, ánh mắt… nửa kia. Chú ý lắng nghe khi cuộc nói chuyện trở nên gay gắt. Khi cảm xúc của nửa kia có vấn đề, hãy lắng nghe cảm xúc nhiều hơn. Gật đầu, diễn đạt lại ý bạn đời hoặc một tiếng “uhm” nhẹ nhàng để cho biết mình tôn trọng cái cảm xúc đằng sau lời nói.

TH