(tiếp theo)

Kỳ trước, chúng ta đã bàn tới thái độ cần có khi đối đầu với sự thô bạo. Đó là giữ sự bình tĩnh, hòa nhã.

Như vậy không có nghĩa là bạn quá yếu hèn, tự để mình thành tấm thảm chùi chân (doormat) để mặc cho sự thô bạo tác động. Bằng sự ôn hòa, bạn sẽ cho người kia thấy được lẽ phải trái.

Cần nên giữ bình tĩnh hòa nhã trước sự thô bạo còn vì những tình huống sau đây:

– Đôi khi sự nóng nảy cộc cằn của một người có thể vì người ấy vừa trải qua một ngày tồi tệ hoặc do bị trầm cảm mà trở nên nóng tính. Đó có thể là một cuộc chạm trán đầy gay cấn với ai đó vừa xảy ra, hoặc vì những đổ vỡ trong gia đình, những khó khăn trong công việc, hoặc giả trong nhà có người thân đang lâm bệnh nặng … Vậy thiết tưởng bạn nên rộng lượng và có lòng thông cảm để bỏ qua cho người ta.

– Mặt khác, đôi khi chính bạn đang trong tình trạng mất thăng bằng: chẳng hạn đang trải qua một ngày làm việc tồi tệ nên không giữ được sự hòa nhã khi tiếp xúc với một nhân viên ngân hàng, và để phản ứng lại người ấy đã đối xử thiếu tôn trọng đối với bạn. Vậy nên xét mình trước khi đáp ứng với thái độ của người vừa chạm trán.

Xem thêm:   Khi đi chung xe

Tóm lại trong mọi trường hợp bạn nên bình tĩnh, xét xem việc đang xảy ra là do đâu. Hãy thở cho thật sâu trong ít giây, tự hỏi có nên phản ứng lại việc đang xảy ra, và nó có đáng để mình mất công nhọc trí đối phó. Có lẽ nên bỏ qua cho tâm trí được nhẹ nhàng, vui vẻ thì hơn.

Bảo Huân

MH – theo Etiquette