Tuần, gồm bảy ngày, là một đơn vị thời gian được con người tạo ra và không dựa vào thiên văn. Nguồn gốc của tuần gồm bảy ngày thường gắn liền với người Do Thái cổ đại và câu chuyện trong Kinh thánh về Sự sáng tạo.
Tuy nhiên, cũng vào thời cổ đại, người Hy Lạp, người Ai Cập và người Trung Hoa đều chia tháng ra làm ba chu kỳ, mỗi chu kỳ 10 ngày. Người Trung Hoa gọi chu kỳ này là tuần (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần).
Người Ấn Độ thì chia tháng ra làm hai bán phần gọi là paksa: Puruapaksa, kỳ trăng trước, cũng gọi là Suklapaksa, kỳ trăng sáng; và Aparapaksa, kỳ trăng sau, cũng gọi là Krisnapaksa, kỳ trăng tối.
Người Trung Hoa, sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày, đã không dùng danh từ tuần để gọi chu kỳ 7 ngày, mà lại dùng danh từ tinh kỳ, vì hai lý do:
– Thứ nhất, trong ngôn ngữ truyền thống của họ, tuần là chu kỳ mười ngày chứ không phải bảy ngày.
– Thứ hai, quan trọng hơn, họ nhận thấy trong một số ngôn ngữ phương Tây, tên các ngày của tuần lễ bảy ngày đã được lần lượt gọi bằng tên của các vì sao (ngày Mặt trời… ngày sao Hỏa… ngày sao Mộc…) cho nên họ mới gọi chu kỳ này là tinh kỳ, nghĩa là chu kỳ của các vì sao. Danh từ này cũng được họ dùng theo nghĩa rộng để gọi các tên ngày trong tuần như sau:
Thực ra danh từ tinh kỳ vốn đã tồn tại từ trước trong tiếng Hán nhưng lại có nghĩa khác, chẳng hạn như giờ sao mọc, giờ rước dâu, như ta thấy câu thơ này trong Truyện Kiều: “Tinh kỳ giục giã đã mong độ về”. Còn nghĩa đang nói ở đây chỉ mới xuất hiện vào thời cận đại và đồng nghĩa với cụm từ thất diệu nhật https://hvdic.thivien.net/whv/%E4%B8%83 nghĩa là tập hợp của những ngày mang tên của bảy ngôi sao (diệu https://hvdic.thivien.net/whv/%E6%9B%9C tinh tú).
(theo An Chi)