Thực phẩm GMO (Genetically Modified Foods) là thực phẩm được biến đổi về “gen” bằng công nghệ sinh học, đã xuất hiện từ 30 năm qua. Mục đích của biện pháp này là để làm tăng sản lượng, tạo giống kháng sâu bọ hoặc thuốc diệt cỏ. Trên nhãn hiệu thực phẩm chúng ta thường thấy ghi là GMO hoặc non-GMO. Nhưng nay nhãn hiệu sẽ được thay đổi theo luật mới ban hành.

1. Theo luật mới, trên nhãn hiệu sẽ dùng chữ “bioengineered” (thay đổi sinh học) thay cho GMO. Trong thời gian dài 30 năm qua, người tiêu thụ đã quen với chữ GMO hoặc non-GMO. Chữ mới sẽ làm nhiều người không hiểu hoặc không nhận ra.

2. Thật ra không có nhiều loại thực phẩm được biến đổi gen. Danh sách của FDA chỉ liệt kê 13 loại, trong đó có táo (apple), canola (làm dầu ăn), bắp, cà tím, đu đủ, thơm, khoai tây, cá hồi, đậu nành, bí, dâu, squash…. Phần lớn thực phẩm này được sử dụng làm thức ăn gia súc. Có khoảng 95% súc vật dùng để lấy thịt và sữa ăn loại thực phẩm thay đổi gen.

3. GMO ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây vẫn còn là một vấn đề đang tranh luận. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ và một số nhà khoa học cho rằng GMO không ảnh hưởng tới độ an toàn sức khỏe cho người. Một số nhà khoa học khác lại cho rằng thời gian còn quá ngắn để xác định chắc chắn nó có tốt cho sức khỏe hay không.

Xem thêm:   Trứng

4. GMO ảnh hưởng xấu tới môi trường. Một số loại cây trồng kháng lại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, vì vậy việc sử dụng thuốc gia tăng làm tổn hại môi trường. Hơn nữa trồng một loại cây GMO trên một vùng đất trong thời gian quá lâu sẽ làm thoái hóa đất.

5. Các tổ chức bảo vệ khách hàng cho rằng các nhà sản xuất sẽ lợi dụng quy định mới này để qua mắt người tiêu thụ bằng những hình thức nhãn hiệu mơ hồ hoặc dễ gây nhầm lẫn.

6. Muốn tránh sử dụng thực phẩm GMO, cách tốt nhất là mua thực phẩm organic, hoặc chọn thực phẩm nào được chứng nhận là non-GMO bởi một cơ quan độc lập như tổ chức Non-GMO Project. Nên nhớ rằng có nhiều sản phẩm ghi trên nhãn hiệu là non-GMO nhưng thật ra là họ tự ghi và không ai chứng nhận hết.