Nhiều người thắc mắc rằng ai sẽ trả nợ credit card sau khi mình chết. Người chết thì đã chết, nhưng tiền nợ thì chưa chết và phải được hoàn trả, chỉ trừ những trường hợp được xóa theo luật pháp. Dưới đây là một số chi tiết giải thích ai phải chịu trách nhiệm và những điều phải làm về vấn đề nợ credit card của thân nhân đã qua đời.

D. Thông báo cho các công ty cấp credit card. Đây là trách nhiệm của thân nhân người qua đời. Việc thông báo này nhằm để các ngân hàng và cơ quan tài chánh khác đóng lại tất cả các tài khoản của người đã qua đời và giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

E. Thông báo cho cơ quan quản lý tín dụng (credit bureaus) khi có người qua đời. Như vậy điểm tín dụng của người chết sẽ được giữ nguyên tại đó không thay đổi và ngăn chận việc ăn cắp hồ sơ cá nhân của người chết để làm thẻ tín dụng giả. Chỉ có vợ/chồng người qua đời mới có quyền thông báo cho 3 credit bureaus là Experian, TransUnion và Equifax.

F. Tiếp tục chi trả tiền nợ của những thẻ đứng tên chung. Ít nhất cũng phải trả số tiền tối thiểu hàng tháng (minimum payment) để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu tới điểm tín dụng của người đồng đứng tên credit card.

4. Tài sản nào được bảo vệ? Nếu số nợ credit card của người qua đời vượt quá số tài sản để lại, luật pháp tiểu bang sẽ xác định món nợ nào sẽ được ưu tiên trả trước. Credit card không thuộc loại ưu tiên một mà là nợ nhà và nợ xe ưu tiên cao hơn. Nợ credit card có thể bị hủy bỏ nếu tài sản đã trả hết cho các món nợ khác. Một số tài sản khác của người qua đời cũng được bảo vệ để chủ nợ không được đụng chạm tới như tài khoản hồi hưu, bảo hiểm nhân thọ. Ở một số tiểu bang nhà ở cũng được bảo vệ.

Xem thêm:   Nhật thực

5. Trách nhiệm về tài chánh sau khi chết. Để tránh phiền hà cho thân nhân, lúc còn sống đừng nên để nợ credit card quá nhiều mà phải trả hàng tháng. Ngoài ra cũng nên suy tính khi sử dụng credit card. Ví dụ đừng nên đóng thuế bằng credit card vì như vậy sẽ phải chịu tiền lời cho ngân hàng chủ thẻ. Nếu có đứng tên chung thẻ credit card với người qua đời, nên kiểm tra thường xuyên sau này để theo dõi điểm tín dụng và tranh luận với credit bureau nếu có sai lầm.

6. Di chúc. Để tránh rắc rối nợ nần cho thân nhân, trong lúc còn sống nên làm di chúc để thân nhân và cơ quan chính quyền biết ý định của chúng ta. Nhưng dù có di chúc, các chủ nợ vẫn có thể tiếp xúc với thân nhân để đòi nợ.