Từ những bộ óc thiên tài trên khắp thế giới, 12 phát minh sau đây sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta.

NHIỀU KỲ – KỲ 1

Quần áo thay hình đổi dạng

Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một tủ quần áo thật đầy đủ nhưng lại không nhiều. Chúng ta biết rằng kỹ thuật 3D có thể in các sản phẩm 3 chiều – như nhà cửa, dụng cụ … thậm chí cả váy và quần. Giờ đây, kỹ thuật 4D đã tiến thêm một bước nữa bằng cách sử dụng vật liệu “thông minh”, khi đã được in ở dạng 3D, sẽ thay đổi nhờ sự trợ giúp của các kích thích (stimuli) bên ngoài như nước, nhiệt hoặc ánh sáng. Nếu bạn có thể hình dung ra một miếng bọt biển hoặc một tấm nệm mút hoạt tính, có thể co lại và dãn ra, thì bạn đang ở trong giai đoạn hiểu biết về cách thức hoạt động của những vật liệu này như thế nào. Quần áo 4D có thể được “kích hoạt” để dài ra, gấp lại, làm phẳng, uốn cong và thậm chí thay đổi màu sắc nữa. Ví dụ, quân đội đã thử nghiệm các bộ đồng phục phản ứng với môi trường của người lính bằng cách ngay lập tức biến ra màu ngụy trang phù hợp với môi trường chung quanh.

Trong một số ứng dụng khác, các nhà khoa học đã tạo ra những thiết bị hỗ trợ đeo được cho những người bị hạn chế khả năng vận động ở ngón tay, ống thông động mạch tim (cardiovascular stents) có thể dãn ra và co lại theo từng nhịp tim, và mô mềm cấy ghép được thiết kế để tiết ra các liều thuốc cực nhỏ.

Xem thêm:   Nón an toàn Phantom

Cuộc nghiên cứu, do MIT Self-Assembly Lab thực hiện, còn đang ở giai đoạn đầu. Các nhà nghiên cứu không tiết lộ về cấu tạo của vật liệu “thông minh” nói trên, nhưng tác động tiềm tàng của nó đối với sức khỏe và ngành công nghiệp thì vô hạn. Hãy tưởng tượng: Một ngày nào đó, chiếc tủ đựng quần áo Ikea mới mà bạn mua về có thể không có hướng dẫn cách lắp ráp. Đơn giản chỉ cần thêm nước và xem nó dựng đứng lên, sẵn sàng để đựng vài món quần áo 4D của bạn.

Cấy ghép não giúp người tê liệt

Những tiến bộ đáng kinh ngạc trong kỹ thuật thần kinh (neurotechnology) đang mang lại hy vọng thực sự cho những người bị chấn thương cột sống. Một người bị liệt đã có thể đi lại chỉ bằng cách nghĩ về việc “đi”, nhờ vào giao diện não-cột sống kỹ thuật số (digital brain-spine interface) giúp tăng cường các tín hiệu thần kinh bị hư do chấn thương.

Gert-Jan Oskam, 40 tuổi, người Hòa Lan, đã phải sử dụng xe lăn sau một vụ tai nạn xe đạp cách đây 12 năm. Nhưng giờ đây, bộ cấy ghép điện tử (electronic implants) trong não cho phép anh truyền ý định của mình đến một cơ quan thụ cảm (receptor) được cấy vào cột sống. Bộ cấy ghép – được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ – khuếch đại và gửi tín hiệu não đến chân và bàn chân của anh qua các tế bào thần kinh.

Xem thêm:   Lừa đảo thuế (kỳ 2)

Oskam nói: “Đó là một hành trình lâu dài. Nhưng bây giờ tôi có thể đứng dậy và uống bia với bạn bè. Thật là một niềm vui khôn tả”.