Từ những bộ óc thiên tài trên khắp thế giới, những phát minh sau đây sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta.

NHIỀU KỲ – KỲ 3 

“TrashBoom” thu gom nhựa trôi vào đại dương

Có tới 171 ngàn tỷ mảnh nhựa trôi nổi trong các đại dương của chúng ta. Hầu hết rác thải được thấy ở biển là từ những con sông bị ô nhiễm bởi người dân trong cộng đồng nằm dọc theo sông. Tuy chúng ta không thể chấm dứt nạn rác thải chảy vào sông nhưng chúng ta có thể ngăn chặn được nó.

Đó là điều mà nhà thiết kế công nghiệp người Đức Moritz Schulz nghĩ khi thiết kế TrashBoom, một rào chắn nổi trông không khác gì vạch đánh dấu làn đường bơi trong các hồ bơi. Nó trải dài theo chiều rộng của một con sông và hoạt động như một tấm lưới, chặn các chai lọ, túi bỏ đi trước khi chúng trôi ra biển, đồng thời để cho cá bơi lội bên dưới.

Cho đến nay, dụng cụ đơn giản này chủ yếu được sử dụng ở Indonesia và Ấn Độ, và đã ngăn được khoảng 2 triệu pound rác thải ra biển kể từ tháng 4 năm 2021. Hướng dẫn cách tạo ra TrashBoom rẻ tiền hiện có sẵn trên mạng. Một số người và tổ chức khác hiện đang áp dụng kỹ thuật này. Chẳng hạn, Sungai Watch, một nhóm môi trường ở Bali, đang khai triển các TrashBoom, trong khi một công ty có tên Pangea Movement cho đến nay đã tổ chức làm sạch sông ở 11 quốc gia và hy vọng sẽ giải quyết được 100 con sông bị ô nhiễm nhất thế giới.

Xem thêm:   Lừa đảo thuế (kỳ 2)

Chỉ khâu phát hiện nhiễm trùng

Năm 2021, Dasia Taylor mới 17 tuổi mà đã đưa óc sáng tạo của mình vào việc giải quyết một biến chứng y khoa thông thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn cầu, nhiễm trùng sau các ca giải phẫu xảy ra ở khoảng 1 trên 10 bệnh nhân. Nó có thể đặc biệt nguy hiểm sau khi sinh mổ (cesarean sections).

Làm việc với giáo sư dạy hóa học tại trường trung học của mình ở thành phố Iowa, tiểu bang Iowa, Taylor đã thiết kế một loại chỉ khâu có thể thay đổi màu sắc khi phát hiện nhiễm trùng.

Cách thức chỉ khâu vết thương hoạt động ra sao thật đơn giản và tài tình: Da có tính acid tự nhiên (aciditic), với trị số pH từ 5 trở lên. Nếu nhiễm trùng phát triển, độ pH sẽ tăng lên. Taylor phát hiện thấy một số loại rau thay đổi màu sắc tùy thuộc vào hàm lượng acid trong chúng. Chẳng hạn, củ cải (beets) chuyển từ màu đỏ tươi sang màu tím đậm ở độ pH là 9.

Vì thế cô đã nhuộm chỉ khâu bằng nước ép củ cải. Nếu vết thương bị nhiễm trùng, sợi chỉ sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu tím, có nghĩa là bệnh nhân có thể thông báo cho bác sĩ để kê toa thuốc kháng sinh, giải quyết tình huống trước khi nó bùng phát thành một vấn đề lớn hơn.

Taylor, nay là một sinh viên tại Đại học Iowa, gần đây đã nghỉ việc để thành lập công ty y tế VariegateHealth và đang chờ phê duyệt bằng sáng chế về chỉ khâu của mình.