Mới đây, Myanmar đã hứng chịu một trận động đất mạnh, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Hiện tượng động đất không chỉ gây rạn nứt đất đai mà còn kéo theo nhiều hậu quả khác đe dọa tới sinh mạng con người.

1

Động đất và các tai ương liên quan

Động đất là hiện tượng dao động đột ngột của vỏ trái đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Khi xảy ra, động đất có thể phá hủy nhà cửa, cây cối, hệ thống cầu cống và đường sá, làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu cho con người.

Ngoài hậu quả trực tiếp, động đất còn có thể gây ra:

Sóng thần (tsunami): Khi động đất xảy ra dưới đáy biển, nó có thể gây ra sóng thần cao hàng chục mét, tàn phá các khu vực ven biển.

Lở đất: Động đất làm mất đi sự ổn định của đất, gây ra sự trượt đất nghiêm trọng.

Hỏa hoạn: Nhiều trận động đất dẫn đến cháy nổ do đường ống khí ga và điện bị hư hại.

2

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của động đất là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trong lòng đất. Khi các mảng này di chuyển và va chạm với nhau, nén ép nhau, năng lượng tích tụ dàn dần và khi đạt ngưỡng giới hạn, nó sẽ bị phóng ra dạng động đất.

3

Cách đo cường độ động đất

Cường độ động đất được đo bằng hai thang chính:

Xem thêm:   Lừa đảo thuế

Thang độ Richter: Được sử dụng phổ biến để đo độ lớn của động đất dựa trên năng lượng được phóng ra. Thang Richter là thang logarithm, nghĩa là mỗi đơn vị tăng thêm tương ứng với mức độ mạnh hơn gấp 10 lần.

Thang độ Mercalli: Đánh giá tác động của động đất lên con người và công trình, từ cấp I (hầu như không cảm nhận được) đến cấp XII (phá hủy hoàn toàn).

Ngoài ra, các nhà khoa học còn sử dụng phương pháp đo gia tốc nền (Peak Ground Acceleration – PGA) và mô hình động đất để dự đoán tác động của trận động đất đối với các khu vực khác nhau.

4

Những trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử

Trận động đất Thiểm Tây (1556, Trung Quốc): Khoảng 830,000 người thiệt mạng.

Trận động đất Haiti (2010): Hơn 230,000 người chết, phá huỷ nghiêm trọng hạ tầng.

Trận động đất Sumatra (2004): Gây ra sóng thần, khiến hơn 230,000 người thiệt mạng.

5

Cách thoát hiểm khi xảy ra động đất

Động đất là hiện tượng thiên tai không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách chuẩn bị và hiểu biết về các biện pháp an toàn, có thể giảm thiểu rủi ro và tỷ lệ tử vong.

Nếu ở bên trong nhà: Tránh xa các vật nặng, ẩn núp dưới bàn chắc chắn. Tuyệt đối không đứng gần cửa kiếng.

Nếu ở ngoài trời: Tránh xa tòa nhà, cây cối, đường dây điện.

Nếu đang lái xe: Dừng lại một cách an toàn, không dừng gần cây lớn hay cầu.

Xem thêm:   Tàu chiến tự hành

Chuẩn bị sẵn: Có bộ dành cho tình huống khẩn cấp gồm nước, thức ăn, đèn pin, radio và dụng cụ y tế.