Tiếp tục những kỳ báo trước về Biển Đen, Biển Đỏ, hôm nay chúng ta đề cập đến một vùng biển khác mang màu sắc Vàng.

Nhiều kỳ – Kỳ 3

Biển Vàng (Yellow Sea) hay Hoàng Hải (tiếng Hán:  Huang-hai) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương, nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, ở phía bắc Đông Hải. Người Triều Tiên gọi biển này là Hoàng Hải (Hangul:  Hwanghae) hoặc Tây Hải (Hangul:  Seohae; Sohae).

Hoàng Hải dài 960 km từ bắc xuống nam và khoảng 700 km từ đông sang tây. Độ sâu chỉ khoảng 44 mét.

Vịnh nằm sâu trong cùng của Hoàng Hải là Bột Hải (Bohai Bay – trước kia gọi là vịnh Trực Lệ). Một vịnh nữa nằm giữa bán đảo Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên là vịnh Triều Tiên (Korean Bay).

Các hải cảng chính: Thiên Tân, Thanh Đảo, Đại Liên (bao gồm cả Lữ Thuận) thuộc Trung Quốc, Incheon thuộc Hàn Quốc.

Hoàng Hải trong lịch sử

Trong Chiến tranh Nga-Nhật (10 tháng 2 năm 1904 đ?n?ến 5 tháng 9 năm 1905), một trận hải chiến xảy ra ngày 10 tháng 8 năm 1904, gọi là Hải chiến Hoàng Hải  giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tuy số thương vong không nhiều (Nga: 343 người; Nhật: 226), nhưng về mặt chiến lược, Nhật đã thắng thế trong vai trò một nước nhỏ mà đương đầu được với một cường quốc Nga thời đó.

Giả thuyết về tên gọi

– Tên Hoàng Hải (biển màu vàng) bắt nguồn từ tên con sông mang nặng phù sa đổ ra biển là sông Hoàng Hà.

Xem thêm:   Nơi thờ phượng (kỳ 3)

– Tên Hoàng Hải bắt nguồn từ màu vàng mà nó có được từ những hạt cát và những cơn bão từ sa mạc Gobi. Ngoài ra, biển Bột Hải và sông Hải He tô điểm thêm cho màu sắc của biển Hoàng Hải bằng cách mang lại những trầm tích cát và phù sa.