Đầu tiên là những tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Bạn tôi kể, mới hồi nào, hai đứa cháu còn tha thiết chờ quà Giáng Sinh, vậy mà nay khi nó hỏi hai đứa “có muốn ông già Noel tặng gì không?” Chúng đã nhìn bạn tôi đầy thương hại và hỏi: “Vậy là hồi nhỏ dì cũng bị lừa là ông già Noel có thiệt hả?”

Biểu tình giấy trắng tại Trung Quốc – Facebook    

Người xưa hay nói “đi hỏi già” – người già (thường) nhiều kinh nghiệm, “về nhà hỏi trẻ” – trẻ (thường) ngây thơ, trong sáng như trang giấy trắng, đa số sẽ nghĩ/thấy sao nói vậy. Không phải lúc nào người xưa cũng đúng, nhưng ít khi nào họ sai. Bức “tâm thư” đầy “đau đớn” của Facebooker Việt Hoàng đã phần nào chứng minh vế sau của câu nói trên:

“Thư gửi cháu Hà Huyên lớp 1E bạn học cùng trường với con gái chú.

Thưa cháu Hà Huyên, chú thực sự rất đau lòng khi ngồi viết những dòng này. Cháu học lớp 1, cháu còn quá bé nhưng bé thì bé cháu cũng không thể tự cho mình cái quyền làm người khác tổn thương như vậy. Không chỉ một người mà là hẳn hai vợ chồng.

Thưa cháu, hôm trước chú đến đón Na, vì cháu với Na chơi rất vui, chú đã cố gắng ngồi lại để chờ. Chú chờ rất lâu. Cháu không hề tỏ ra cảm kích. Cháu chạy lên xong bỗng nhiên sà đến gần chú, cháu chỉ vào chú và hỏi Na: “Ông cậu đây à?” Na vội bảo: “Không bố tớ”. Cháu lại bồi tiếp: “Bố gì mà già thế, tóc bạc hết rồi.” Hai câu, hai câu thôi Hà Huyên ạ, cháu hạ chú, phạt ngang chú, nếu không bám vào thành ghế nhẽ chú ngã sấp mặt rồi. Hôm ấy, lần đầu tiên Na biết bênh bố vì chắc Na hiểu chú tổn thương nghiêm trọng thế nào. Na bảo: “Thôi đừng trêu bố tớ. Bố tớ trẻ mà.” Từ hôm ấy, khi chú đến đón Na là trốn để tránh gặp Hà Huyên. Chú sợ sự ngây thơ và thật thà của cháu. Cháu cứ giữ lấy và lớn lên. Sau này cháu già rồi sẽ hiểu thôi.

Tiếp, hôm qua nữa, khi cô My Na vợ chú đi đón bạn Na. Cháu lại chạy lên, cô My Na quá chủ quan nên không phòng thủ. Cô My Na đứng thả dáng bên cây bàng đương nảy lộc non. Bất thần cháu sà đến, cháu chìa ngón tay búp măng bé xíu ra, chọc chọc nhẹ nhàng vào bụng cô ý rồi hỏi: “Cô ơi cô có em bé à? Sao bụng cô to thế.” Cô My Na túm lấy gốc bàng, từ từ rũ xuống. Bao nhiêu buổi đánh mỡ bụng, bao nhiêu ngày xoa dầu, nằm muối, quấn nilon… tất cả trở thành vô nghĩa hết ư? Hà Huyên hỏi xong thì ngơ ngác khi nghe Na giải thích: “Mẹ tớ sinh em bé lâu rồi. Hà Huyên đừng hỏi nữa.”

Hà Huyên lại cười tít mắt rồi chạy đi. Cô My Na về nhà ôm lấy chú rồi hai vợ chồng cứ khóc nấc lên. Hà Huyên, Hà Huyên. Cháu có nhất thiết phải ngây thơ, hồn nhiên đến vậy không?” – Hết thư.

Tuy không được ấm áp như gấu bông nhỏ, ngọt ngào như cục xi-cu-la, nhưng Hà Huyên đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” con nít của mình: ngây thơ, hồn nhiên và thật thà. Một “phẩm chất cao quý” khó có được với nhiều trẻ nhỏ hiện nay, vì các em bị bắt ép lớn quá nhanh khi tiếp xúc quá nhiều thứ không hợp lứa tuổi, trong đó là các trang mạng xã hội. Ngoài ra, các em còn phải làm nhiều việc không đúng tuổi của mình. Như nhà văn Phan Thúy Hà vừa đăng bài than phiền về việc học sinh (thường là lớp trưởng/lớp phó) làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, ghi lỗi của các học sinh khác trong lớp và báo cáo công khai trên nhóm zalo (mạng xã hội ở Việt Nam). Cô viết:

“Đối tượng” Hà Huyên – Facebook Việt Hoàng

“Con xin phép thầy và các bác Phụ huynh học sinh! Ðược thầy … cho phép, con xin thông báo tình hình học tập và kỷ luật của lớp ngày hôm nay như sau:

  1. Thiếu bài tập toán: … (… là tên bạn học)
  2. Kỷ luật … ra khỏi chỗ tự do trong giờ tiếng Anh
  3. … đọc truyện trong tiết Văn
  4. … đổi chỗ tự do trong tiết Văn
  5. … và … trêu nhau trong giờ Văn
  6. … ngủ trong tiết văn
  7. … nói tục, nói tự do trong tiết văn.

Vài ngày mình lại thấy những tin nhắn như thế hiện lên trong nhóm zalo. Mình thấy thương em học sinh này. Em phải làm một nhiệm vụ không cần thiết, không nên làm. Năm ngoái con mình cũng phải làm. Mấy bữa đầu anh ta có vẻ thích, thấy oai, sau thì không thích, rồi ghét. Mình phản đối nhà trường giao cho học sinh việc theo dõi nhau.” – Hết trích.

Facebooker Thái Hạo cũng nói về việc này: “Chính con tôi đi học về thỉnh thoảng cũng kể những việc tương tự: “Con làm bài tập Toán rồi mà bạn lớp trưởng lại báo cáo với cô là chưa làm, xong con phải mang vở bài tập lên cho cô coi”. Tôi bảo với con, không bạn nào được kiểm tra con cả, đó là việc của thầy cô giáo. Thầy cô giao nhiệm vụ cho các bạn làm việc đó là sai. Con tôi hỏi tại sao?

– Vì sẽ làm hỏng các bạn lớp trưởng, lớp phó. Có thể làm các bạn ấy khó xử; và nhất là việc tự dưng có quyền hành như quan, nghĩ mình hơn người và có quyền thị uy với người khác, khiến dần sinh ra tính bề trên, hách dịch. Sau này các bạn ấy lớn lên sẽ mang theo cái tính ấy, nếu làm công chức thì nguy cho cả xã hội. Còn hiện tại sẽ làm hỏng tình bạn vô tư trong sáng của các con với nhau. Và các con thì nghĩ rằng chỉ cần được người lớn ban cho thì lớp trưởng lớp phó mặc nhiên có quyền hành, rồi mặc nhiên chấp nhận. Lâu dần, các con sẽ thừa nhận thứ quyền lực vô lý, chấp nhận những bất công mà không có ý thức về quyền bình đẳng nữa…

Cách đây khoảng 2 năm, tôi có viết bài “Quan nhí” để nói về cách tổ chức và việc làm phản giáo dục ấy. Bài đó là nói từ quan sát của tôi ở các trường miền Nam. Nay thì mới biết là khắp nơi, nó lây lan như dịch.
Ngành giáo dục, với trách nhiệm của mình, hãy ra chỉ thị yêu cầu chấm dứt ngay các làm sai trái và tồi tệ ấy ở các trường học. Còn phụ huynh thì nên giải thích và hướng dẫn cho con cái, không làm và không cho các bạn khác làm thế với mình.” – Hết Trích.

Một người bạn của tôi đã nói (và tôi thấy đúng): nếu không được giáo dục hoặc giáo dục sai, con người sẽ sống vô cùng… ngây thơ, nhưng không hề trong sáng. Họ sẽ đối xử với cuộc đời thật bản năng – vô tư vô dụng, vô tư ngu ngốc, vô tư ác độc… chính họ cũng không nhận ra là bản thân đang đi ngược hướng văn minh nhân loài, sai chuẩn mực đạo đức chung (thứ giúp con người “cao cấp” hơn muôn loài khác). Giống như hai người say “quắc cần câu” trò chuyện trong quán nhậu:

Cuộc đời mỗi người là trang giấy, sau các nét vẽ của cuộc sống, mỗi người sẽ có bức tranh riêng – Facebook

“- Mày ở đâu?

– Tao ở Sài Gòn. 

– Ồ, tao cũng vậy! Ðồng hương rồi, làm ly nhé.

Một lúc sau. 

– Mà mày ở quận nào? 

– Quận 8!

– Ái chà chà, lại cùng quận nữa, làm ly nữa mày!

Một lúc sau. 

– Vậy mày ở đường gì? 

– Tao ở Tạ Quang Bửu mày à!

– Úi giời ơi, tao cũng ở đường đó, quất ly nữa giao lưu mày!

– Thế mày ở số nhà bao nhiêu? 

– Ở số 27/…

– Lại thế nữa, tao cũng ở đấy, làm thêm ly nữa mày.

Một người ngồi bàn kế bên ngạc nhiên hỏi chủ quán:

– Lạ đời vậy anh, cùng chung số nhà mà ra đây mới biết nhau nhỉ?

Chủ quán trả lời: Họ là cha con anh ơi.”

Giấy trắng cũng trở thành nỗi sợ – Facebook

Trên mạng, đôi khi đọc được rất nhiều bình luận khiếm nhã, nhưng người viết lại thấy bản thân họ hay và thông minh. Như nhiều người Việt đã nói một anh chàng đến từ Ðan Mạch là rảnh rỗi, làm màu, khi anh này đã không khởi động xe của mình trong một tháng để một chị chim bồ câu đang “quá giang” trên xe ấp cho nở hết ổ trứng của chị. Nhiều bình luận đến từ Việt Nam còn liệt kê các món khoái khẩu như bồ câu quay, cháo bồ câu hầm đậu xanh, bồ câu bó xôi… dưới phần bình luận, cho rằng người Ðan Mạch không biết “đặc sản Việt Nam”.

Xem thêm:   Căng thẳng

Bạn thấy đó, ai cũng có một cách nhìn cuộc đời khác nhau. Có người thấy đời đẹp khi có nồi cháo bồ câu hầm đậu xanh, có người thấy đời đẹp khi có một gia đình chim còn sống, tất cả nhờ những dòng chữ đầu tiên trên trang giấy trắng tri thức cộng với ảnh hưởng từ xã hội mà những người từng “trong trắng” đang sống. Trên mạng xã hội Việt gần đây cũng đang “hot” rần rần chuyện một vlogger tạo ra các clip giả bộ từ thiện nhưng thực chất để câu người xem với những câu từ vô giáo dục dành cho người nghèo/vô gia cư như:

“Hé lô bà già giữa mùa đông cô đơn lạnh lẽo”

“Nghèo cũng bày đặt chê đồ ăn”

“Bớt nghèo đi nha, ai rảnh đâu giúp hoài”

Một xã hội đàng hoàng, sạch sẽ, đẹp đẽ, sẽ không có ai dám nghĩ tới việc “câu view, câu like, câu tranh cãi” bằng những video xúc phạm người khác như vậy cả! Vì họ chắc chắn biết hậu quả tồi tệ của việc làm bất hảo trên, không thể có một chút tâm lý ăn may “biết đâu nổi tiếng hơn” nào.

Cũng là trắng, nhưng là những tờ giấy trắng đang nổi tiếng khắp thế giới từ những người biểu tình ở Trung Quốc. Vì quá bất bình với chính sách “zero COVID-19” ngặt nghèo của chính phủ Trung Cộng, nhưng dân Tàu biết rõ, họ nói gì cũng sai, không nói cũng sai, nên họ chọn cách giơ cao những tấm giấy trắng tại khuôn viên các trường đại học và trên đường phố ở các thành phố lớn của Trung Quốc. (Những tấm giấy trắng cũng để tưởng niệm cho những người dân ra đi trong thời kỳ bị phong tỏa gắt gao) Dầu các tấm giấy trắng phần nào gây khó khăn cho những người làm công tác kiểm duyệt của nhà nước, vì không có khẩu hiệu chống chính phủ nào trên đó, nhưng dân Tàu đã thật sự bị đàn áp, bị bịt miệng, bị ép không được giơ giấy trắng/giấy đen hay bất kỳ cái gì nữa.

Xem thêm:   Cơm sống

Việc này khiến cả thế giới, trong đó có người Việt nghĩ lại về tỷ lệ người còn lương tri bên trong đất nước tỷ dân kia, và nhiều người đã muốn đồng hành cùng người Tàu bằng cách chia sẻ hình ảnh/bài viết về họ. Các nhà báo Việt Nam ở trong nước cũng đồng hành cùng người biểu tình Tàu bằng cách để các tờ báo trắng, không đưa bất kỳ dòng tin nào về sự kiện này. Nhiều người chỉ trích các nhà báo trong nước, chứ tôi thấy thương cho họ lắm. Có lẽ, họ đã bị cấm nói cái họ muốn nói, chính sự im lặng của họ đã tố cáo điều đó. Họ làm tôi nhớ một câu chuyện không biết thật không, nhưng vui:

“Một tên cướp đi vào ngân hàng cùng với con chó của hắn rồi bắt đầu đe dọa và đòi tiền. Con chó đã giúp hắn canh chừng ở cửa. Tên cướp, quá phấn khởi bởi số tiền kiếm được, tẩu thoát rất nhanh ra khỏi ngân hàng và bỏ quên con chó của mình. Khi cảnh sát đến, con chó vẫn còn ở trong ngân hàng. Sau khi nghe lời khai của nhân viên, một cảnh sát vỗ nhẹ lên con chó và nói: “go home – về nhà đi”. Và thế là con chó đã dẫn cảnh sát đến nhà của tên cướp.”

Những bài báo khiến người dân nghĩ “thà để giấy trắng” – Facebook

DU