Khi tra tìm tài liệu trên mạng, chúng ta nghĩ ngay đến Google hay Bing (Microsoft), xa hơn nữa là Yahoo (Verizon). Những dịch vụ tra tìm này đều kiếm tiền bằng cách theo dõi các sinh hoạt của người dùng (đi đâu, đọc các tài liệu gì ở đâu, xem các quảng cáo nào…) sau đó các dữ liệu này được “đóng gói” lại thành một tập tài liệu về người dùng và bán đi cho những công ty nào muốn mua. Riêng trang nhà tra tìm DuckDuck Go lại không làm điều này.
Việc các browser quảng cáo có chế độ “incognito” (vào mạng theo kiểu vô danh) thực ra là cách nói láo tinh vi để gạt người dùng: Bạn vẫn bị theo dõi và ghi nhận các việc bạn làm trên mạng chỉ là chính bạn không thấy mà thôi.
DuckDuck Go không lưu trữ bất cứ tư liệu nào của người dùng, thành ra ngay cả khi chính phủ một quốc gia muốn DuckDuck Go cung cấp bất cứ tin tức nào của người dùng cũng sẽ không thành công. Dịch vụ DuckDuck Go hoạt động trên bất cứ browser nào.
Nên nhớ Google theo dõi người dùng không chỉ riêng khi người dùng tra tìm tài liệu qua trang nhà Google mà còn theo dõi người dùng không ngừng nghỉ trên YouTube, Gmail, Chrome, Android, Gmaps… cũng như trên các trang nhà lớn có mối làm ăn/quan hệ với mình (khoảng 75% các trang nhà trên thế giới có quan hệ làm ăn với Google). Google gắn kỹ thuật theo dõi người dùng trên các trang nhà này (để so sánh, Facebook chỉ có khả năng theo dõi 25% người dùng trên thế giới mà đã bị thế giới kịch kiệt lên án).
Ðến trang nhà DuckDuck Go để tìm hiểu thêm: