Cây chổi lông gà là vật dụng lau phủi bụi trong nhà. Nhưng nó cũng là cây roi của nhiều bậc cha mẹ, thầy giáo trừng phạt con cái, học trò (nhất là các “ông con”) sai phạm lỗi lầm. Ngày xưa chuyện đe nẹt, xử phạt bằng đòn roi là chuyện thường tình trong cách giáo dục theo kiểu “thương cho roi cho vọt”. Nhưng ngày nay, việc áp dụng biện pháp này được cho là “bạo hành”, gần như không còn hợp thời nữa.

nguồn vongquanhsaigon.com  

Tôi có câu chuyện kể lại cho các bạn nghe chơi. Số là, anh bạn của tôi về Sài Gòn thăm mồ mả ông bà cha mẹ, trở qua mang theo cây chổi lông gà. Đến nhà anh chơi, thấy cây chổi lông gà cắm trong bình bông, tôi bật miệng: “Người ta cắm lông công, lông trĩ trang trí để phong thuỷ trong nhà cát lợi, sao anh lại cắm cây chổi lông gà vào cái bình men xanh giá trị thế kia?”. Anh lặng thinh một hồi, rồi đáp: “Ai lại đem cây chổi lông gà chẳng giá trị chút nào làm hoa trang trí?”.

Anh hỏi lại tôi mà cũng trả lời luôn câu hỏi đó giống như một triết lý vừa mới đúc kết. Anh trần tình nói rằng đó là học được từ trong vở kịch “Giờ của quỷ”, nhân dịp về Sài Gòn, bạn bè rủ đi xem ở một nhà hát kịch. Anh thích kịch, nhất là những lời đối thoại thâm thuý mang ý nghĩa giáo dục cách sống và sống để yêu thương giữa con người với nhau. Sau đó, anh lại đọc được bài viết của tác giả Hồ Ngọc, phân tích ý nghĩa của cái triết lý mơ hồ đó. Nhưng thôi, nói ra chi cho thêm dài dòng.

Tuy nhiên, cái ý nghĩa triết lý cây chổi lông gà của anh có phần hơi khác. Khác ở chỗ, nhân vật Cu Bin trong kịch bản có cách nghĩ trong sáng của một đứa trẻ, đơn thuần thấy cây chổi lông gà giống cây bông, đem vô cắm trong bình hoa trang trí khiến cô dì ghẻ bực tức la mắng: “Ai điên cắm chổi lông gà vô bình bông vậy trời?”. Cu Bin vui vẻ: “Con đó! Con biết chổi lông gà để quét bụi, để đánh đít, nhưng con thấy cây này giống bông!”.

Từ hành động và suy nghĩ đơn giản của Cu Bin làm cho bà mẹ kế Phương Thùy chìm trong im lặng và chịu sự tra vấn của lương tâm. Cô tự hỏi nhiều khi cư xử quá đáng đối với đứa con riêng của chồng. Cô quyết định ra đi. Hồ Ngọc viết: “Bức hình từ sân bay gửi về cho thấy cô cầm trên tay… chổi lông gà! Không cần lời đối thoại, bức ảnh đã nói lên sự ăn năn của Phương Thùy. Cầm theo cây chổi cô như cầm theo kỷ niệm về ngôi nhà cô đã từng gắn bó, về đứa bé đã cho cô hiểu một ý nghĩa hồn nhiên, sâu lắng. Rằng rốt cuộc chính góc nhìn, tâm thế chủ quan của ta mới nói lên giá trị, bản chất  sự vật. Chổi có thể thành hoa, cảm xúc tiêu cực có thể thành tích cực…”.

Lông được xếp liên tiếp kết thành từng dây, sau đó đun nhựa đường để cuốn vào que, cố định chắc chắn – nguồn vietbao.vn

Chuyện kể đến đây, anh bạn tôi dừng lại một chút, với tay rút cây chổi lông gà từ bình gốm xanh bách điệp trên bàn. Cầm cây chổi đi đến tủ thờ, anh quơ nhẹ tay quét bụi trên bàn thờ cha mẹ. Anh luồn đầu chổi lông gà vào từng cạnh tủ chừng như gom hết kỷ niệm xưa lùa về hiện tại. “Sao hồi nhỏ mình không nghĩ ra cây chổi lông gà giống cây bông há, mà mỗi lần thấy cây chổi lông gà ông già cầm lên đánh đòn là sợ quắn đít luôn”.

Xem thêm:   Allen PAC

Tôi nói với anh bạn chẳng khác nào lời đối thoại trong một vở kịch ngoài đời: Kịch trên sân khấu mà! Bản thân đứa trẻ đâu nghĩ cây chổi là cây bông, nhà biên kịch, đạo diễn khéo léo áp đặt lời đối thoại lên nhân vật, nói ra một cách chân thật. Như vậy mới là kịch, là văn chương, là cái nghệ thuật làm đẹp tâm hồn. Ấy thế mà anh bạn tôi gật gù, rồi kể lại rằng, hồi còn nhỏ, mấy anh em trong nhà hiếu động lắm, hay gây gổ đánh lộn với mấy đứa bạn hàng xóm. Mỗi lần như vậy thường bị cha phạt đánh đòn, mỗi tội theo quy định, nặng nhẹ theo đó chịu đòn mấy roi. 1 roi vô mông là đã khóc ré lên rồi, huống hồ chi có tội phải chịu đến 10 roi.

Chuyện đến đây thì ý nghĩa cây chổi lông gà của anh bạn tôi trở thành chuyện đòn roi xử phạt.

Anh bạn kể lại chuyện xưa thuở còn là một cậu bé học hành khá giỏi nhưng tính khí lại hay bốc đồng. Nhớ lần bị trận đòn nặng nhất là hồi học đệ tứ cho cái tội trốn học đi chơi lại còn sửa điểm của thầy cô giáo. Giám thị nhà trường gọi lên đánh đòn roi mây vào tay vì tội sửa điểm, ban giám hiệu gởi thư mời phụ huynh lên họp. Về nhà cha tôi gộp mấy tội thành một. Không phải 10 roi mà đến 20 roi cho cái tội trốn học và không trung thực với thầy cô, bạn bè và cha mẹ.

Một góc nhà sản xuất chổi lông gà (Ảnh: Internet)

Lần đó, tôi đi học sớm, lẻn vào phòng giáo vụ bằng cách leo cửa sổ, mở cuốn sổ điểm sửa điểm 8 của thầy cho thành 18. Cha tôi rất nghiêm khắc trong việc học hành của con cái. Ông quan niệm phải học cho giỏi, vào đại học để thành ông nọ bà kia. Chỉ có học tới nơi tới chốn thì mới có tương lai. Thật ra, ông sợ con cái học hành không tới, đến tuổi thi hành quân dịch, làm lính thời buổi chiến tranh thì làm sao biết được mồ xanh lúc nào!

Xem thêm:   Đông dược

Anh đem cắm cây chổi lông gà trở lại bình bông rồi kể tiếp chuyện “trộm long tráo phụng” thuở học trò. Hôm đó, không hiểu ma xui quỷ ám làm sao, lần đầu tiên tôi cúp cua giờ Kim Văn của thầy hướng dẫn cùng mấy đứa bạn đến rạp Nam Quang xem phim võ thuật Hồng Kông mới đưa sang Sài Gòn trình chiếu. Ban đầu tôi không chịu đi, mấy đứa lôi kéo riết. Hơn nữa nghe tụi nó nói phim hay, tài tử Địch Long, Khương Đại Vệ đánh quyền thuật hay lắm, nên cuối cùng tôi xuôi theo bạn bè đi xem cho biết. Tuần sau thầy gọi cả đám trốn học lên trả bài, thầy hỏi tới hỏi lui nên miệng tôi cứ ấp a ấp úng nhưng cũng thuộc được một đoạn văn. Tôi thấy thầy ghi điểm 8 vào sổ nhưng lại quên ghi số 0 đứng trước, thành ra mới có cái tội sửa điểm. Ai ngờ ông thầy lớn tuổi rồi mà trí nhớ lại minh mẫn đến như vậy!

Làm lỗi thì phải bị trừng phạt. Có thưởng phạt phân minh thì học trò, con cái mới nên người, nhất là những đứa trẻ hiếu động như anh em tôi hồi nhỏ, phá phách, nghịch ngợm, mê chơi. Mỗi lần bị đánh đòn, tụi tôi nằm sấp trên chiếc đi-văng ba tôi thường ngủ, đầu roi nhịp nhịp nhẹ nhẹ trên cái mông kèm theo lời giáo huấn của cha tôi vừa chấm dứt là nghe tiếng voi vụt cái chót. Cái đau của cán chổi lông gà làm cái mông đau rát từ từ, vừa dứt cơn đau của nhịp roi đầu lại tiếp đến roi 2, roi 3… Lần đó, tôi bị 20 roi, đau rát, hai tay đưa ra sau, bợ cái mông đít nhảy lưng tưng như khỉ ăn nhầm ớt hiểm.

Chổi lông gà ngày nay dùng sợi nylon xé nhỏ (Ảnh: Internet)

Nhưng cái tật nghịch ngợm của anh em tôi vẫn không chừa, lần đó cha tôi phạt thằng em. Tôi nghe cha la trách, thể nào cũng dụng roi hình. Tôi vội đem 2 cây chi đi giu sau đống thannhà bếp. Cha tôi đi ly cây chi lông gà treo bên vách tthờ, không thy ông li đi vào bung kiếm cây chi th2. Không thấy 2 cây chổi, ông la lên: “Đứa nào giấu mấy cây roi mây của tao rồi? Đem ra ngay, không tao đánh đòn gấp đôi”. Tôi lặng yên, chạy lên lầu mặc cho cha hăm doạ. Kiếm không được, ông bảo má tôi ra tiệm mua ngay 2, 3 cây chi. Má tôi chưa bước chân ra ti ca thì ông bán chi lông gà gánh trên vai mt đống chi đi ngang qua nhà va ct tiếng raoChi… đâyAi chi lông gà hông”. Tôi đứng trên ban công nhìn xung, nói thm trong ming: “Thôi chết, nát cái đít nhca thng em tôi ri”.

Tôi quan tâm hỏi tiếp: “Rồi sao, bà già có mua chổi lông gà không?”. Anh đáp: “Đang cần mà có người đem đến tận cửa mà không mua sao”. Anh phân trần, hồi nhỏ hầu hết có đứa trẻ nào mà không bị cha mẹ đánh đòn do phạm lỗi lầm. Sau này, khi lớn lên có thêm hiểu biết, tôi thấu hiểu hơn nỗi lòng của cha mẹ, thầy cô khi sử dụng đòn roi trừng phạt con cái, học trò. Họ mong muốn mình nên người hơn, và đòn roi là một biện pháp răn đe hiệu quả nhất mà họ cũng từng được nếm trải khi gây lỗi lầm hồi còn nhỏ. Và kinh nghiệm đó truyền từ đời này sang đời khác.

Xem thêm:   1 giàu to 2 vướng nợ

Tất nhiên không ai muốn đề cao tác dụng của việc xử phạt răn đe bằng đòn roi, đó chỉ là biện pháp thứ yếu, bất đắc dĩ. Quan trọng là sử dụng đúng thời, đúng cnh như vy nó mi có tác dng như chiếc phanh kìm hãm, ngăn gim li lm sai trái ca con cái, không để nó trở thành nỗi ám ảnh về sau.

TN