Cứ mỗi 8 phút lại có một con tàu đi qua tuyến đường vận chuyển huyết mạch chính của nền thương mại hàng hải thế giới. Đây không phải là kênh đào Panama hay kênh đào Suez của Ai Cập, mà là eo biển Malacca ở Đông Nam Á, giáp với Indonesia, Malaysia và Singapore và là cửa ngõ thiết yếu của Châu Á, nối liền Ấn Độ, Trung Đông và Châu Âu.

Malacca, Singapore. nguồn: asiascot.com

Tầm quan trọng

Malacca là một thành phố quan trọng ở Malaysia. Malacca lưu giữ phần lớn lịch sử của đất nước và thu hút nhiều khách du lịch. Cùng với các hoạt động khác, du khách có thể  thích thú ngồi trên những chiếc xe tuk tuk chạy quanh ngắm phố xá trong rộn ràng đèn LED và tiếng nhạc xập xình.

Nhưng thành phố Malacca nổi danh hơn nữa vì tên của nó được đặt cho một eo biển, nơi mà từ nhiều thế kỷ qua đã trở thành trung tâm của các tuyến đường vận chuyển hàng hải thế giới trải dài gần 900 km, rộng từ 3 đến 393 km với độ sâu tối thiểu là 25 mét.

Cửa ngõ phía đông của nó là eo biển Singapore. Sau đó, nó giáp với bán đảo Malaysia ở một bên và đảo Sumatra của Indonesia phía bên kia. Là hành lang nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tránh khỏi phải đi vòng quần đảo Indonesia, điều này giúp tàu bè đi lại giữa Châu Á và Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi hay Châu Âu tiết kiệm được nhiều ngày di chuyển.

Sơ đồ dự án cầu trên đất Land Bridge dài 90 km nối liền 2 thành phố cảng Chumphon và Ranong, Thái Lan

Một con số bổ sung để chứng minh tầm quan trọng của eo biển này: ước tính có đến 16 triệu thùng dầu đi qua eo biển này mỗi ngày, chiếm gần 15% lượng tiêu thụ vàng đen hàng ngày của thế giới, một vị trí chiến lược mà rất nhiều quốc gia thèm muốn. Quả thực, trong nhiều thế kỷ, các quốc gia nước ngoài đã nhiều lần giành giật để nắm quyền kiểm soát tuyến đường biển này.

Xem thêm:   Cá chiên, nước mắm ớt tỏi, xoài bằm

Năm 1982, eo biển Malacca được 3 quốc gia: Indonesia, Malaysia và Singapore bảo vệ. Họ được Liên Hợp Quốc uỷ quyền kiểm soát và bảo đảm an ninh cho khu vực. Cả 3 nước cũng đang phải đối mặt với nạn cướp biển, phần lớn là người Malaysia và Indonesia. Eo biển Malacca từ lâu đã trở thành mục tiêu của bọn cướp tàu và đòi tiền chuộc. Sau khi những hành động này bị dập tắt vào những năm 1990, tình hình ở eo biển Malacca đã tương đối an toàn, và vấn nạn này không còn đáng sợ như trước nữa.

Thế nhưng trong 3 tháng đầu năm 2023, 25 vụ tấn công vũ trang lại xảy ra trong khu vực khiến các chủ tàu lo lắng, một số người đã chuyển sang sử dụng tuyến đường biển khác, an toàn hơn, ngay cả khi hành trình của họ phải tốn nhiều thời gian hơn. Từ lý do này, một số nước trong khu vực đang lợi dụng tình hình để vực dậy các dự án.

Bản đồ eo biển Malacca

Dự án Land Bridge

Thái Lan với ý tưởng mở ra tuyến đường mới cho giao thông biển toàn cầu là xây dựng cầu trên đất liền, Land Bridge – dự án nhằm mục đích kết nối hai thành phố cảng Chumphon và Ranong  với chiều dài giữa hai thành phố là 90 km.

Một con đường bộ, một tuyến đường sắt và một đường ống dẫn dầu được lên kế hoạch. Cả hai cảng đều là cảng nước sâu để bảo đảm có thể tiếp nhận hàng hóa tối đa. Hoạt động này dự tính sẽ tạo ra gần 100,000 việc làm và thúc đẩy nền kinh tế khu vực trong nhiều thập kỷ tới.

Thủ Tướng Thái Lan (giữa) trong một lần quảng bá dự án Land Bridge với các đối tác

Ước tính chi phí xây dựng dự án là 35.6 triệu USD, một con số khổng lồ được Thủ tướng Thái Lan tại nhiệm công bố vào tháng 8 năm 2023. Chính phủ đã chính thức bật đèn xanh cho siêu dự án vào ngày 16 tháng 10 năm 2023. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng 9 năm 2025 và trải dài trong 8 năm qua 4 giai đoạn.

Xem thêm:   Mùa thu yêu đương

Từ cuối năm ngoái, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chuyến đi nước ngoài để tìm cách thu hút, kêu gọi nguồn đầu tư ngoại quốc. Trong chuyến đi Bắc Kinh để quảng bá về dự án, Thủ tướng Thái khẳng định cầu đường bộ sẽ tiết kiệm thời gian từ 6 đến 9 ngày so với tuyến qua eo biển Malacca. Thế nhưng các nhà đầu tư vẫn còn phải xem liệu dự án Land Bridge có hấp dẫn và mang lại lợi nhuận hay không. Các nhà quan sát khác thì tin rằng dự án sẽ không được hoàn thành trước năm 2039 do không thể kêu gọi đủ vốn để thực hiện.

Vị trí 2 thành phố cảng Kuantan và Klang.

Tuyến đường sắt bờ Đông

Vốn đã hưởng lợi một phần từ đường tắt của eo biển nhưng Malaysia đã bộc lộ tham vọng của mình như là một giải pháp thay thế cho eo biển Malacca. Một dự án đường sắt khổng lồ ước tính trị giá gần 13 tỉ đô la đã khởi công vào năm 2017, với kế hoạch nối bờ biển phía Tây và bờ biển phía Đông. Tuyến đường sắt mới sẽ kết nối cảng Kuantan trên Biển Đông với cảng Klang, thành phố cảng chính của đất nước này, ở cuối eo biển Malacca và là nơi cuối cùng có thể trở thành lối tắt đến eo biển Malacca. Chính quyền nước này tuyên bố hơn 60% công việc đã được hoàn thành.

Xem thêm:   Có nên mua mỹ phẩm đã qua sử dụng?

Cả 2 dự án này đều được Trung Quốc tài trợ, trong khi các nhà đầu tư phương Tây tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả. Việc tài trợ của Bắc Kinh, có nhiều lý do, thứ nhất là muốn gây ảnh hưởng trên khu vực, thứ hai là một cách thải bớt nguyên vật liệu, tạo công ăn việc làm cho chính người Trung Quốc, vì sắt thép, công nhân, vật liệu đều “nhập” từ Trung Quốc, và thứ ba, đội giá nguyên vật liệu với giá trên trời, xem như vốn “đầu tư”.

Theo số liệu chính thức, Trung Quốc đang nhân rộng các dự án của mình, cam kết “đầu tư” hơn 120 tỉ đô la vào Malaysia, bao gồm tuyến đường sắt bờ biển phía Đông nói trên. Theo hoạch định, ngày thẩm tra việc hoàn thành toàn bộ dự án sẽ là ngày 31 tháng 12 năm 2027. Vẫn còn phải xem liệu dự án của Thái Lan, khi hình thành, có làm lu mờ tuyến đường mới này của Malaysia hay không và liệu chính phủ Trung Quốc “ngâm giấm” công trình trong tình hình kinh tế nội địa của họ đang lao dốc không phanh.

Sơ đồ tuyến đường sắt kết nối 2 cảng Kuantan và Klang

ĐDH