“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.

Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.

Giữa biển nước mênh mông, không có một cái gì để dò đường, đánh dấu nơi nguy hiểm… thì chuyện thám hiểm vượt biển chỉ có thể là chuyến đi một chiều. Thế kỷ 15 mang đặc trưng của những chuyến ra khơi vĩ đại và sự phát triển của mạng lưới thương mại đường biển toàn cầu. Tuy nhiên, những người đi biển phải thường xuyên đi qua các khu vực nguy hiểm và họ nhận thấy cần có một công cụ giúp xác định được kinh độ khi ở xa đất liền.

Đồng hồ hàng hải (marine chronometer) là kết quả từ một đạo luật về kinh độ (Longitude Act) do nghị viện Anh đưa ra vào tháng 7-1714 dưới triều đại Nữ hoàng Anne. Bởi vậy, cuối năm 1714, nghị viện Anh đã treo giải 20,000 bảng Anh cho ai tìm ra cách đo được kinh độ khi xa đất liền.

Xem thêm:   Trường Võ Bị West Point & những điều thú vị

Tới năm 1730, John Harrison – một người thợ mộc sống tại vùng Yorkshire đã đệ trình dự án của mình. Sau nhiều lần nghiên cứu, cải tiến, phiên bản thứ 4 (H4) được John Harrison chế tạo năm 1761 đã được trao giải thưởng từ nghị viện Anh. Tuy nhiên, quá trình để nhận giải và được công nhận của Harrison khá gian nan.

Hơn 30 năm (chưa kể tiến trình nghiên cứu trước 1730) để John Harrison hoàn chỉnh một phát minh vĩ đại, không biết có gọi là dài? Vậy mà chính phủ Anh vẫn không trao cho Harrison toàn bộ giải thưởng tiền mặt như đã hứa. Đồng hồ bấm giờ H4 của Harrison đã đáp ứng các điều khoản về độ chính xác cần thiết, nhưng bây giờ Bộ Hải quân Anh muốn nhà phát minh giao nộp các thiết kế và làm hai bản sao của chiếc đồng hồ.

Harrison đã đồng ý với các điều khoản mới nhưng không cam lòng. Nhà phát minh đã tiếp cận Vua George III của Vương quốc Anh (trị vì 1760-1820), dâng tặng chiếc đồng hồ đi biển mới nhất – H5, kèm lời khẩn cầu nhà vua lên tiếng “đòi nợ” Nghị viện Anh phụ ông. Trong thời gian thử nghiệm 10 tuần trên biển vào năm 1772, quốc vương đã rất khâm phục sát đất Harrison vì độ chính xác của H5, chiếc đồng hồ này cũng được cho là đồng hồ hàng hải hoàn hảo nhất của Harrison. Quà thì vua nhận, nhưng nợ Harrison tự đi đòi tiếp.

Xem thêm:   Thằng cà kheo múa côn

Sau khi gửi hàng loạt đơn thỉnh cầu đòi nợ, năm 1773, Harrison mới nhận được thêm 8,750 bảng Anh và sự công nhận chính thức rằng ông đã giải quyết được vấn đề đo kinh độ chính xác trên biển.

Phát minh đồng hồ hàng hải không chỉ giúp nước Anh thành lập hải quân mà còn mang lại lợi thế thương mại, tạo nên vị thế thống trị trên các đại dương của cường quốc này mãi đến đầu thế kỷ 20.