“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.

Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.

Ở nơi “khai sinh”, cây dù là hình ảnh tượng trưng cho vinh hoa phú quý, do đó, thời cổ đại Trung Quốc, trong dân gian có phong tục: khi các lang quân đi đón dâu đều sẽ mang dù theo. Ngoài ra, mọi lúc hoàng đế xuất hành đều mang theo lọng dù, trừ ý “cát tường như ý”, còn là đại biểu cho hoàng quyền, mang ý nghĩa che chở cho lê dân bách tính.

Những cây dù giấy dầu của Trung Quốc dần được truyền vào các nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào… mỗi địa phương có một nền văn hóa tập tục khác nhau, do đó có phong cách sử dụng, hình thức cũng không giống nhau. Ví dụ như ở Anh, mang cây dù ra đường từng bị chỉ trích nặng nề…

Xem thêm:   Đi bộ buổi sáng

Năm 1747, vị thương nhân người Anh – Jonas Hanway đến Quảng Châu mua hàng, thấy người Trung Quốc dùng dù giấy dầu đi mưa, khi tạnh thì có thể đóng lại mang theo người, thật sự rất tiện lợi, do đó, trước khi quay về nước, ông đã mua một cái mang về.

Khi Jonas về nước, có một hôm trời mưa rất to ông liền lấy cây dù ra dùng, nhưng theo quan niệm của người Anh thời bấy giờ, mưa chính là thiên ý của Chúa, dùng vật che mưa chính là không tuân theo lời dạy của Chúa. Jonas đã bị mọi người xúm vào chỉ trích, thậm chí còn có người ném trứng gà vào người ông. Những người đánh xe ngựa cho rằng Jonas cố ý muốn phá chuyện làm ăn của họ nên đã lên tiếng uy hiếp Jonas. Jonas Hanway kệ dư luận, vẫn đi lại với cây dù trên tay. Mọi người tránh xa ông, gọi ông là “quái vật” nguy hiểm.

Không phải ai cũng không nhìn thấy tác dụng của cây dù. Cuối cùng nhờ sự “lỳ” của Jonas, 50 năm sau, cây dù với nhiều kiểu dáng mới đã được phần lớn quý cô chấp nhận. Sau 50 năm nữa, các quý ông người Anh cũng có một cây dù bên người và không còn là một vật dụng đặc biệt dành riêng cho phụ nữ. Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cây dù đã lấp ló ở mọi con đường ở London.

Xem thêm:   Huyền thoại người ái kỷ Narcissus

Không phải là nhà phát minh, nhưng Jonas Hanway (1712-1786) góp phần đem cây dù vào đời sống nước Anh.

Ở Việt Nam thời nay, cây dù không chỉ tràn ngập những con đường che nắng che mưa có người dân mà còn tràn ngập trong các bài báo về những cán bộ, công chức làm ăn bê bết nhưng vẫn sống mãi và lên chức mãi nhờ kiếm cho mình một cái “ô dù” xịn. “Ô hoặc dù” của họ thường là một “ông cốp” có thế lực, nói có người nghe, đe có kẻ sợ. “Ô và dù” này thì ai cũng khinh, ai cũng ghét nhưng đa số… thèm.

Jonas Hanway