Sự tiến bộ trong loại “Âm nhạc AI-artificial intelligence music” đang được sử dụng nhanh chóng, nhờ các nhà nghiên cứu, nhạc sĩ và trường đại học công nghệ, muốn đưa AI vào thế giới âm nhạc.

AI trợ giúp các nhạc sĩ sáng tác âm nhạc. Nguồn. www.electronicbeats.net
AI giúp các nhạc sĩ phát huy khả năng sáng tác
Nhiều nghệ sĩ cảm thấy họ sắp bước vào “Thời kỳ thăng thiên ” của sáng tác, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, và viết nhạc theo những cách mới. Hãy cùng xem xét một số ứng dụng, mà AI đang thay đổi lĩnh vực này.
– EMI: David Cope đã mất 6 năm để tạo ra một phần mềm viết nhạc trên máy tính mang tên EMI (Experiments in Musical Intelligence-“thử nghiệm về khả năng hiểu biết âm nhạc”). Phương thức hoạt động của phần mềm này là thông qua việc phân tích các bản nhạc có sẵn thành từng phần nhỏ, tìm kiếm điểm chung, từ đó tạo ra những bản nhạc mới theo phong cách đã được phân tích. Ý tưởng của Cope là xem xét những bản nhạc do ông sáng tác để xác định chính xác phong cách cá nhân của riêng mình – tuy nhiên ông thấy rằng EMI còn có thể làm tương tự với những nhạc sĩ khác nữa. Chẳng hạn như, cung cấp cho EMI một lượng đủ lớn những bản nhạc của Johann Sebastian Bach (là một nhà soạn nhạc người Đức), và phần mềm này sẽ xác định chính xác điều gì làm nên cái “chất” trong âm nhạc của Bach, từ đó tạo ra 1 bản nhạc “giả Bach” tốt đến mức những người nghe nhạc bình thường sẽ chẳng thể nhận ra tác giả thực sự của nó là ai.
AIVA (Artificial Intelligence Virtual Assistant – “Trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo”): một ứng dụng tiêu biểu của AI trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sáng tác nhạc, giúp các nhạc sĩ, người có nhu cầu tạo ra bản nhạc nền độc đáo cho video trên các nền tảng như Youtube, Facebook Reels, TikTok, và Instagram, mang lại thể nghiệm độc đáo cho người xem.

AI sáng tác nhạc với dữ kiện của nhạc sĩ nhà nghề. Nguồn.www.trialanderror collective.com
– Watson là phần mềm trí tuệ nhân tạo do IBM phát triển với mục đích trò chuyện với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên. Alex Da Kid, nhà sản xuất âm nhạc từng giành giải Grammy, cho biết Watson đã giúp ông thu thập dữ liệu và cảm xúc cho ca khúc mới. Phần mềm này “đọc và phân tích trong 5 năm các nội dung trên báo New York Times, các quyết định của tòa án tối cao, các bài viết được biên tập nhiều nhất trên Wikipedia, bản tóm tắt các bộ phim nổi tiếng, blog, thông điệp trên Twitter … để hiểu cảm nhận của hàng triệu người” nhằm tìm chủ đề cho một bài hát do AI tạo ra mà người hâm mộ sẽ thích. Bài hát “Not Easy,” đã đạt vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng iTunes Hot Tracks trong vòng 48 giờ sau khi phát hành.
– Amper Music là phần mềm tạo nhạc nền AI được đánh giá là dễ sử dụng nhất hiện nay, các nhà soạn nhạc Drew Silverstein, Sam Estes và Michael Hobe đã cùng nhau tạo ra Amper, một công cụ online cho người tiêu dùng, giúp những người không phải là nhạc sĩ, sáng tạo nội dung trực tuyến tạo ra âm nhạc, miễn phí bản quyền, dùng trong vài giây.

Một rô bô (Của Nhật) làm nhạc trưởng. Nguồn. www.soundonsound.com
AI tạo ngôi sao nhạc pop Ảo
– Hatsune Miku, được xem là biểu tượng, công ty Nhật ra mắt nghệ sĩ ảo này. Ca sĩ này 16 tuổi, có bím tóc màu ngọc lam đặc trưng. Giọng của Miku do Saki Fujita – diễn viên lồng tiếng anime – và phần mềm vocaloid (người ảo có thể phát ra âm thanh) tạo nên. Sau 16 năm hoạt động, Hatsune Miku có hơn 100,000 bài hát. Từ năm 2008, cô tổ chức nhiều buổi hòa nhạc trực tiếp tại Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, đa phần “cháy vé”.
– Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Mave, video âm nhạc đầu tiên của nhóm nhạc nữ này đã lan truyền nhanh chóng, thu hút gần 20 triệu lượt xem trên YouTube, tạo tiền đề cho thành công trên toàn cầu của K-pop trong không gian mạng. Thoạt nhìn, Mave trông giống như bất kỳ ban nhạc K-pop nào khác – ngoại trừ chỉ tồn tại ảo. 4 thành viên gồm Siu, Zena, Tyra và Marty sống trong siêu vũ trụ cùng các bài hát, điệu nhảy, cuộc phỏng vấn và thậm chí cả kiểu tóc của họ do các nhà thiết kế web và trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Một rô bô AI chơi nhạc. Nguồn. www.sciencefocus.com
AI tìm kiếm những nghệ sĩ lớn tương lai.
Trí tuệ nhân tạo giúp ngành công nghiệp âm nhạc “Chọn lựa nghệ sĩ” (Artist and Repertoire, A&R) bằng cách tìm hiểu âm nhạc và cố gắng xác định ca sĩ nổi tiếng sắp tới. Warner Music Group đã mua lại một công ty công nghệ vào năm ngoái, họ sử dụng máy tính để xem xét dữ liệu xã hội, phát trực tuyến và lưu diễn để tìm kiếm tài năng. Năm 2018, Apple cũng mua lại Asaii, một công ty chuyên về phân tích âm nhạc, để giúp họ tăng cường việc tuyển chọn tài năng mới cho âm nhạc.

Một rô bô đánh piano, Sự kết hợp của AI và âm nhạc. Nguồn.tech.courses
AI bổ sung cho sự sáng tạo.
Công nghệ AI đang biến đổi ngành công nghiệp âm nhạc theo rất nhiều cách, nhưng, những nhạc sĩ sáng tạo không nên lo lắng về chuyện mất việc hoặc bị thay thế bởi máy tính. Chúng ta vẫn còn lâu lắm mới có được hệ thống trí tuệ nhân tạo sáng tác những bài hát nổi tiếng. Nhưng khi các công cụ phát triển và ngành công nghiệp âm nhạc học cách sử dụng AI như một công cụ bổ sung cho khả năng sáng tạo của con người, thế giới âm nhạc của chúng ta sẽ tiếp tục ngày càng trở nên đa dạng hơn mỗi năm.
Grimes (Grimes, tên thật là Claire Elise Boucher, vợ cũ của Elon Musk là một ca sĩ người Canada hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc điện tử, pop và thể loại alternative. Cô được biết đến với tài năng viết nhạc, sản xuất và biểu diễn. Cô sinh ngày 17 tháng 3 năm 1988 tại Vancouver, Canada). Grimes đã gọi bài hát chính thức đầu tiên do AI nhái giọng hát của cô ấy, là một “kiệt tác”. Grimes sẵn sàng để các nghệ sĩ cóp giọng nói của mình bằng AI – với điều kiện họ sẵn sàng “Chia 50% tiền bản quyền”.

Một dàn nhạc kèn của rô bô AI. Nguồn.www.industrywired.com
Tác hại của AI trong sáng tác âm nhạc
Tất nhiên, Grimes phát biểu từ một vị trí có đặc quyền to lớn. Cho đến nay, cô đã có một sự nghiệp âm nhạc lâu dài và thành công, Sau đó, các nhà phát triển AI đã bắt đầu khiến nhiều người mất việc. Mặc dù còn quá sớm để biết công nghệ này sẽ có tác động như thế nào đối với ngành công nghiệp âm nhạc, nhưng đã có bằng chứng cho thấy các bản nhạc do AI tạo ra đang bắt đầu tràn ngập Internet. Cũng có khả năng âm nhạc AI sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế trực tuyến mới. Đầu tháng này, Spotify đã gỡ bỏ “Hàng chục nghìn” bản nhạc do AI tạo ra, cáo buộc một công ty đã tăng lượng người nghe những bản nhạc đó một cách gian lận bằng cách sử dụng hệ thống phát trực tuyến. Điều có thể hiểu được, đó là một tương lai mà không phải nhạc sĩ nào cũng sẵn lòng đón nhận khi ranh giới giữa AI và nội dung do con người tạo ra vẫn tiếp tục mù mờ, không rõ rệt.
HĐ
theo Bernard Marr