Có một thời đã in sâu vào tâm trí của nhiều người trong chúng ta. Thời của sách báo Miền Nam.

Có thể nói thời ấy gần như người người đọc sách báo, nhà nhà đọc sách báo. Báo chí, sách vở đã là người bạn khắng khít mỗi ngày. Trí thức, sinh viên, học sinh cho tới lính tráng đều mê sách. Sách đem  đến cho tâm trí con người sự hứng thú và niềm an ủi, xoa dịu nỗi đau trong tim người. Sau đây mời các bạn đọc và chia sẻ tâm tình của Nguyễn Trường Trung Huy trong bài viết. Bên Lề Sách Cũ.  Lời vỗ về cho ngày sầu muộn…. NGUYỄN & BẠN HỮU.

NG. TRƯỜNG TRUNG HUY

“Tổ quốc bất khả phân đã phân

Từ dòng sông từ bản hiệp định kia

Đất nước mấy nghìn đời không thể mất

Chỉ một ngày đã mất

Lịch sử triệu trang vàng một trang đen đã lật…”

Mai Thảo

Trang đen lật ra, mở theo sau là ngàn ngàn triệu triệu những trang chữ khác bị thiêu hủy, bị bức tử…

Hồn phách của cả một dân tộc lao đao, lạc loài trên/ theo/ cùng những trang sách tơi tả…

“…một cuốn sách không phải lúc nào cũng để đọc. trên những chuyến đi có khi tôi mang theo sách chỉ để thấy yên tâm: một thứ gì đó mơ hồ nhưng rất quan trọng tôi còn phải nghĩ; hồn của một thứ gì đó vẫn từ lâu chờ tôi biết về sự hiện diện cùng sự mong manh của nó; nỗi buồn mà một người hay một dân tộc nào đó còn phải đi qua… tất cả đang nằm trong quyển sách này. tôi chỉ cần mở nó ra.

tôi mang theo sách và biết rằng nếu tôi đọc và lặn lội một chút, cuộc đời dù trôi bên ngoài, nó cũng trôi bên trong tôi… chúng ta vừa gây ra mọi khổ luỵ trên đời này, vừa gánh chịu chúng với bao nhiêu ngơ ngác, như thể chúng ta không hề là tác nhân.

chúng ta cũng vừa là chứng nhân, nếu chúng ta có một cuốn sách…

nếu chúng ta mở nó ra. nhưng thường thì không.”

Sách trước 1975

Ðọc đoạn trên của tác giả Ðoàn Minh Phượng, tôi liền liên tưởng về những trang sách giấu mặt, ngậm ngùi…/ những trang thơ tự hủy, xót xa…/những trang báo oằn mình, đớn đau… cũng như thân phận của 20 năm miền huy hoàng chứa đựng nó – Ðó, vừa là thân phận của Nam và cũng là nỗi thống khổ của 20 năm văn chương Nam…

Xem thêm:   Bùi Vĩnh Phúc & ‘9 khuôn mặt. 9 phong khí văn chương’

Trong một bài viết về hồi ức với quyển tạp chí VĂN, nhà văn BAN MAI đã kể chuyện của mình với một người lính VNCH, anh đã để lại cho cô quyển VĂN anh mang theo khi xông pha trận mạc cùng lời nhắn “văn chương miền Nam không có thép, nên tôi tìm được bình an trong văn chương…”

Nhiều năm sau, tôi và (tôi tin là) bất kỳ ai có diễm phúc tiếp xúc với nền văn chương này cũng sẽ tìm thấy cho chính mình sự BÌNH AN ấy, dù ít hay nhiều…

NTTH

Huyvespa@gmail.com