Khi không gian công cộng bị chiếm lĩnh bởi thương mại từ panô trên xa lộ, xe bus, taxi, … xâm nhập cả sân bóng rổ, phòng mạch, phi trường, trường học và toilet công cộng và cả không gian riêng tư không chỉ ở smartphone, smartTV đến cả cái tủ lạnh thông minh trong góc bếp cũng chạy màn hình quảng cáo. Chưa kể vô vàn những app như Youtube, Facebook, Spotify, … hay game online cũng chèn ngang quảng cáo chói tai. Người tiêu dùng đơn giản là không có chỗ trốn thoát và cũng chẳng có quyền khước từ.

Sự ồn ào của truyền thông cổ súy chủ nghĩa tiêu thụ đã thành công trong việc giảm đi quyền tự do ngôn luận của người tiêu dùng. Nên đã khởi sinh ra những nhà hoạt động bác bỏ thẳng thừng việc chấp nhận thụ động quảng cáo như dòng thông tin một chiều. Một xu thế ngầm – gây nhiễu và chế nhạo (culture jamming)  ra đời để đả phá chủ nghĩa tiêu thụ, trào lưu toàn cầu hóa của các đại tập đoàn. Gây nhiễu và chế nhạo là bất kỳ hành vi nào biến những thông điệp quảng cáo đã có như: “Burger King” thành “Murder King” của PETA, hay “Two Cold” với hình ảnh hai chai bia lạnh của hãng bia Miller thành “Too Cold” của Nghiệp đoàn lái xe tải Teamster về vụ 88 công nhân của hãng bị đóng hộp tê cóng ở St. Louis, hoặc hình ảnh con lạc đà Joe cả đời rít khói thuốc Camel đang liệt giường thở máy trên tạp chí Adbusters. Chiến dịch “Think Different” của Trái táo sứt đã bị nhạo thành bức ảnh Stalin với câu slogan “Think Really Different” phê phán hệ sinh thái khép kín độc tài mà Apple dựng lên…

Xem thêm:   Cấu tạo của Chùa Ba Vàng

Với công chúng thì nó có thể là một sự châm chọc vô hại, một thứ thời trang phô trương. Nhưng mặt khác nó cũng gây sự chú ý, khiến người dùng tự vấn đằng sau những thông điệp. Culture Jamming không đơn giản chỉ là sự nghịch chiều, mà qua những “phản thông điệp” người dùng sẽ có một sự tự ý thức cao hơn về cái hình thức quảng cáo mà vốn lâu nay luôn bị áp đặt một chiều.

S