Sinh ra ở một bộ tộc hẻo lánh tiểubang Orissa, chàng Pradyunma Kumar (PK) thuộc về đẳng cấp Dalit thấp kém nhất xã hội. Lúc trẻ, anh đã tin vào một lời tiên tri rằng mình sẽ không có cuộc hôn nhân sắp đặt theo kiểu Ấn, sẽ gặp một người vợ đến từ vùng đất xa xôi thuộc cung Kim Ngưu, một nhạc sĩ biết thổi sáo, và cô gái ấy sẽ sở hữu một cánh rừng.

Ðam mê hội họa đã khiến anh theo đuổi trường nghệ thuật ở Delhi và được biết đến với chút tiếng tăm của một họa sĩ đường phố. Khi ở Delhi, rất nhiều lúc PK khánh kiệt và lâm cảnh vô gia cư, phải ngủ ở bến xe bus và trạm điện thoại công cộng.

Lần đầu họ gặp nhau vào một tối tháng 12 năm 1975. Lúc đó, cô gái Charlotte von Schedvin người Thụy Ðiển, đang là sinh viên 20 tuổi học ở London và vừa trải qua hành trình 22 ngày trên chiếc xe van VW chạy từ châu Âu tới thẳng Ấn Ðộ. Charlotte muốn PK vẽ một bức chân dung “trong 10 phút” của mình. PK hoàn toàn bị hớp hồn bởi cô gái tóc vàng với đôi mắt xanh mở to. Và anh đã lấy hết can đảm để hỏi Charlotte. Khi biết cô đến từ Thụy Ðiển, và mọi thứ đều khớp với hệt như “lời tiên tri”, Charlotte von Schedvin vốn có dòng dõi nên được nhà vua ban cho một mảnh rừng hồi thế kỷ 18. Hoàn toàn rung động, PK đã nắm lấy tay cô gái mà nói bằng thứ tiếng Anh còn bập bẹ, “Em sẽ là vợ anh. Ðịnh mệnh đã khiến chúng mình gặp nhau.” Charlotte dù rất trẻ nhưng đã cảm nhận lời thú nhận điên rồ của PK. Họ kết hôn ở ngôi làng của PK và chia tay. Khi Charlotte phải về London học và PK hoàn thành nốt năm cuối ở trường nghệ thuật. Xuất thân từ gia đình khá giả, Charlotte muốn mua vé cho PK qua Thụy Ðiển, nhưng với lòng kiêu hãnh của mình, chàng trai PK đã từ chối và muốn tự mình sắp xếp để gặp cô.

Những lá thư tình được gửi đều đặn trong một năm sau đó. Năm 1977 PK bán tất cả đồ đạc của mình, bỏ ra 60 rupee mua một chiếc xe đạp cũ để bắt đầu hành trình xuyên lục địa. Giấu 80 dollar trong ruột dây lưng cùng vài trăm rupee, anh đạp xe chỉ với vài cây cọ và túi ngủ, mỗi ngày 70 km. Không rành địa lý, PK còn chẳng biết Thụy Ðiển cách bao xa – anh chỉ nhẩm rằng nếu Charlotte lái xe từ Châu Âu tới Ấn Ðộ hết 22 ngày thì anh sẽ phải đạp xe với khoảng thời gian gấp 20, 30 lần như thế.

PK đã đạp xe theo đường mòn hippie vượt qua Pakistan, Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Áo, Ðức, Ðan Mạch và bắt phà tới Gothenburg. Một hành trình hơn 11,000 km và trải qua 4 tháng 3 tuần. Trong suốt chuyến đi họ vẫn giữ liên lạc bằng dịch vụ “Poste restante” – cứ khi tới những thành phố lớn trên hành trình, PK lại tới bưu điện trung tâm ở Kandahar, Kabul, Instanbul… để nhận thư Charlotte gửi tới. Cuối cùng họ cũng tái hợp.

Tưởng chỉ là tình yêu sét đánh, nhưng sau hơn 40 năm họ vẫn hạnh phúc và có chung hai người con. PK giờ đã có một sự nghiệp nghệ sĩ nổi bật, và là Ðại sứ văn hóa của Ấn Ðộ tại Thụy Ðiển. Năm 2019 đại học Oxford đã đưa cuộc tình sử như chuyện cổ tích của họ vào trong giáo trình Anh ngữ Headway.

S