Việt Nam có nhiều tỉnh thành nổi tiếng về du lịch như: Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Sapa (Lào Cai), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cùng những nơi khác. Tuy nhiên tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách diễn ra từ nhiều năm qua ở mọi nơi là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch “một đi không trở lại”. Không chỉ với khách nội địa mà tình trạng này còn xảy ra với khách quốc tế.

Đủ trò chèo kéo, chặt chém

Gần đây, một đoạn clip lan truyền trên Facebook về một người bán hàng rong ở Tây Hồ (Hà Nội) định chặt chém 2 du khách người Đức khi họ mua 1 túi trái táo nhỏ. Trong clip, hai du khách thuật lại tình huống họ đưa tờ bạc 200 nghìn VNĐ cho người bán hàng rong. Khi thấy người bán không muốn thối lại tiền, họ bèn quyết định không mua nữa, dẫn đến việc hai bên giằng co. Chỉ khi có một người đàn ông đứng gần đó bước đến can thiệp, người bán hàng rong mới chịu “bỏ cuộc”. Bên dưới bài đăng trên Facebook này có không ít du khách khác vào “comment” cũng như chia sẻ thêm những thể nghiệm xấu tương tự khi họ đến các khu du lịch ở VN.

Một du khách người Pháp tên Marine đã kể lại trong một clip đăng trên Youtube. Sự việc xảy ra từ cuối năm 2023, khi cô này cùng chồng du lịch Đà Nẵng. Họ ghé vào một quán hủ tiếu địa phương có khá đông khách ăn. Khi tính tiền, Marine nhìn thấy những vị khách bản địa chỉ trả 35 nghìn VNĐ/tô hủ tiếu, trong khi cô phải trả 200 nghìn VNĐ/2 tô. Biết mình bị “chặt chém” nhưng do bất đồng ngôn ngữ và không muốn rắc rối, Marine vẫn trả đủ tiền và rời đi với cảm giác bực bội. Cô kể tiếp: “Ở Sa Pa (Lào Cai), tình trạng cũng không khác. Những sự việc này khiến tôi mất lòng tin vào các hàng quán ở VN. Nếu không thấy niêm yết giá, chúng tôi luôn hỏi giá trước khi mua dùng bất cứ thứ gì”.

Công tắc phụ gắn dưới cần lái xe giúp tài xế dễ dàng gian lận giá cước

Trước đó ít lâu, vào tháng 10/2023, một tiktoker nữ người Đài Loan tên Shufen khi đang đi dạo trên đoạn vỉa hè gần chợ Bến Thành (Sài Gòn) thì gặp 1 người đàn ông VN gánh dừa bắt chuyện và mời mua dừa. Shufen đồng ý và người đàn ông kia lấy ra 1 trái dừa rồi báo giá 150 nghìn VNĐ/trái. Trường hợp khác xảy ra với anh Ji Daeshim, du khách Hàn Quốc, khi anh đón taxi từ phi trường Tân Sơn Nhất về một khách sạn ở Phú Nhuận. Anh nhìn thấy tài xế có bấm đ?ngồng hồ tính giá tiền theo số km. Lúc tới nơi, Daeshim không thể hiểu bằng cách nào, số tiền kia được nâng lên 500 nghìn VNĐ thay vì đúng giá 240 nghìn VNĐ như anh đã thử tham khảo trước đó trên App của hãng taxi. Daeshim nói: “Tôi có nêu thắc mắc này với tài xế, nhưng cuối cùng vẫn phải móc ví trả 500 nghìn VNĐ. Việc này khiến tôi rất tức giận!”.

Xem thêm:   Yakopo

Ở rất nhiều điểm du lịch khác trong cả nước, hầu như nơi đâu người ta cũng dễ nhìn thấy hình ảnh các nhóm trẻ con (kết hợp vài người lớn) quần áo lem luốc, bẩn thỉu chìa tay với mấy túi thổ cẩm, móc khóa, vật lưu niệm nhỏ, vé số… nài nỉ du khách mua hoặc hỏi xin tiền (thậm chí chờ thời cơ móc túi, giật dọc). Dù nhiều khách du lịch lắc đầu từ chối nhưng đám người này vẫn luôn cố bám theo. Khi không chèo kéo được khách, đám người sẵn sàng đổi thái độ nổi cáu, dùng những lời lẽ thô tục mắng chửi, xô đẩy khách. Việc làm này khiến nhiều du khách ngán ngẫm, cũng như làm mất đi sự thiện cảm vốn có trong mắt họ và từ đó nhiều người có suy nghĩ không muốn đến VN thêm lần nào nữa!

Cần phải làm gì?

Thực chất đa số người bán hàng rong không xấu, nhưng chỉ cần vài người không tốt là tiếng xấu đồn xa. Tuy nó là tình trạng lẻ tẻ, xuất phát từ một số cá nhân vì lòng tham, lợi nhuận mà bất chấp làm sai nhưng nếu không ngăn cấm kịp thời, hành động này về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch và cả bộ mặt đất nước. Chỉ cần một điểm xấu tồn tại thì hình ảnh địa phương đó đã không còn đẹp trong mắt du khách, thậm chí có thể khiến người ta “tẩy chay” hẳn vùng đất ấy.

Xem thêm:   Phục chế, trùng tu

Hàng rong vốn là một nét đặc thù thu hút du khách của một số nước nghèo và tình trạng “chặt chém, hét giá” không chỉ có ở VN mà còn tồn tại ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, điểm khác nhau là sự quan tâm, tầm nhìn của chính quyền tại mỗi quốc gia ấy và quyết tâm giải quyết vấn đề ở mỗi nơi như thế nào.

Ví dụ ở Thái Lan, phần lớn người bán hàng rong phải gia nhập vào các hiệp hội, nhóm và có trách nhiệm giữ uy tín cho hội, nhóm. Họ cũng thường mua bán ở những khu vực không bị chính phủ cấm và luôn có lực lượng giữ gìn trật tự giám sát, do vậy rất hiếm khi xảy ra trường hợp “chặt chém” du khách.

Riêng VN, qua phản ảnh của nhiều du khách, một số địa phương đã đưa ra những hình thức xử phạt vi phạm với hành vi chèo kéo khách, thổi giá nhưng xem ra chưa thể giải quyết được tình hình trên. Dù biết rằng đây đều là những người nghèo, thu nhập bấp bênh, đáng cảm thông, nhưng nếu cứ dung túng họ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thước đo văn minh của người VN nói riêng và nước VN nói chung.

Đủ hình thái chèo kéo mời khách du lịch mua hàng

NS