Miền Nam Mến Yêu là những hình ảnh về quân đội, dân sự, gia đình, đời sống, văn hóa… của miền Nam xưa trước 1975.

Mục đích để nhắc nhớ mọi người, nhất là lớp hậu sinh một miền Nam văn minh và tự do thời VNCH.

Trẻ kính mời quý độc giả tham gia mục này; bạn có thể gởi hình ảnh cá nhân hoặc gia đình với chú thích chi tiết (tối đa 300 chữ gồm: tên thật (hay biệt hiệu) người gởi, địa danh, thời điểm, bối cảnh câu chuyện, tên người trong ảnh…

Lưu ý: Người gởi chịu trách nhiệm về nội dung và bản quyền của bức ảnh.

Trẻ sẽ được quyền tuyển chọn in thành sách. Sách sẽ gởi tặng người tham dự.

Hình gửi qua email:

bientap@trenews.net,

xin ghi (Subject): MNMY (hay Miền Nam Mến Yêu)

Bạn có thể gởi hình về tòa soạn:

3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044 (chúng tôi sẽ trả lại sau khi sử dụng) 

Ghi chú: Nếu bạn muốn nhận báo biếu, xin ghi rõ địa chỉ và yêu cầu “XIN GỞI BÁO”.

Lời tòa soạn: Loạt hình kỳ này có xen lẫn một vài hình ảnh sau 1975, lúc phong trào vượt biên bùng nổ. Những bức hình dưới là đại diện của người miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp đen tối…


Mời quý bạn đọc cùng chia sẻ hành trình này của độc giả Cát Vi Ánh, hiện là Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas, cô đang là kỹ sư vi tính của hãng Collins Aerospace.

Cát Vi Ánh

cung cấp hình và nội dung

Trại tị nạn “Galang” ở đảo Kuku, Indonesia, năm 1979, nơi mà ba má và các anh em tôi đã cập bến, trước khi định cư tại thành phố Dallas.

Đã 40 năm qua, nhìn lại hình sao thấy lúc đó ai cũng còn trẻ quá! Ba má và dì dượng Bảy tôi khi ấy chỉ độ tuổi 30-40. Còn bọn nhóc tì chúng tôi, thì chỉ biết nghịch phá, chưa biết đường đời là gì; bây giờ mỗi người một gia đình, tha hồ bận rộn với công việc…

Ảnh gia đình chụp tại Trại tị nạn “Galang” ở đảo Kuku, Indonesia (1979) 

Hình từ trái qua phải: (1) Vương Khắc Huy, anh họ, hiện ở Dallas; (2) Tăng Tường Đức, mất năm 2017, là con trai lớn của cậu Sáu; (3) Đỗ Huỳnh Long, dượng Bảy, đã mất, người được con cháu rất yêu mến; (4) Tăng Quí Hoa, dì Bảy, hiện ở Dallas; (7 Ngọc Diệp, cô em kế, hai chị em vẫn khắn khít đến bây giờ.

(5) Cậu bé nhỏ xíu đứng trước dì Bảy tôi là bé Luân – con của dì – và cô bé đứng trước Diệp là bé Diệu (6) cô em út của chúng tôi. Luân bây giờ làm manager ở một hãng IT. Còn Diệu thì thích làm business, mở trường Day Care “Carpe Diem”, rồi “Verbena Parlor”. Tất cả đều ở Dallas.

(8) Má tôi, bà Tăng Quí Phụng, người mà chúng tôi vẫn còn được diễm phúc phụng dưỡng đến bây giờ.

(9) Ba tôi, ông Trần Văn Mai, đã rời xa chúng tôi năm 2015. Trước 75, Ba tôi có một xưởng làm piston cho xe cam nhông.

(10) Tăng Tường Sơn, ông anh họ con cậu Tư, anh đang sinh sống tại California.

Cát Vi Ánh, “nhân vật chính” không có trong hình – lúc đó ở một trại tị nạn khác của Indonesia cùng một số anh em.

Gia đình ngoại tôi, hình đã xưa lắm, vì má tôi khi ấy vẫn là một cô bé (người bên trái đầu tiên), nay má tôi đã trên 80!

Gia đình ngoại tôi ở gần chợ An Đông, nhà thuốc Ho Gà Hồng Nguyên, 246 đường Nguyễn Hoàng (tên đường lúc xưa và nay là Trần Phú), Saigon.

Từ trái qua: (1) Má tôi, bà Tăng Quí Phụng, người mà chỉ riêng tôi còn may mắn được ở bên cạnh, chăm sóc và nhõng nhẽo cho đến bây giờ.

Cậu Tư, (2) ông Tăng Khánh Vân, (đứng phia sau) đã mất. Trước kia, cậu có vựa nước mắm khá nổi tiếng ở Cần Giuộc.

Cậu Sáu, (3) ông Tăng Khánh Tài, đứng phía trước, vui tánh, nghịch ngợm nhất nhà. Nhưng rất gần gũi với con cháu. Hiện định cư tại Orange County, California.

Ông ngoại, (4) ông Tăng Khánh Dinh, đã mất, ông là một thể thao gia kỳ cựu, từng dự thi đua xe đạp ở Thái Lan, Philippines và nhiều quốc gia khác.

Cậu Út, (5) đứng trước ông ngoại, ông Tăng Khánh Lượng, tiệm ảnh “Lương Photo” một thời nổi tiếng tại thành phố Dallas.

Bà ngoại, (6) người đã không còn nữa nhưng tôi rất hãnh diện khi nhắc đến ngoại tôi. Đối với tôi, ngoại tôi là một tấm gương để tôi học hỏi và noi theo.

Thời đó ngoại là một Đông Y/Dược Sĩ, Dương Xuân Lang, lúc đó tôi còn rất nhỏ, chỉ biết ngoại có rất nhiều bệnh nhân đến khám bịnh và bổ thuốc, tôi là cái đuôi của ngoại, lò tò theo bà mỗi khi bà đi thuyết pháp Phật học và giảng dạy Đông Y Học.

Dì Bảy, (7) cô bé đứng trước bà ngoại tôi, bà Tăng Quí Hoa, thuở xưa gia đình của dì có tiệm bán máy cày. Hiện đang sống tại thành phố Dallas.

Dì Ba, (8) bà Tăng Quí Hiệp, dượng Ba cũng là một Đông Y Sĩ khám mạch và bổ thuốc thời đó. Sau 75, gia đình của dì định cư tại Úc và đã mất tại nơi này.

Dì Hai, (9) bà Tăng Quí Châu, lúc xưa dì có một tiệm phở ở Vĩnh Lo ng. Hiện vẫn còn sống ở Vĩnh Long.

Một cảnh nhậu nhẹt vui chơi tại trại tị nạn Galang, ở đảo Kuku, Indonesia.

Cuộc sống tạm bợ ở trại tuy đơn sơ và thiếu thốn, nhưng tràn đầy niềm vui, vì đây là con đường đến bờ tự do.

Trong ảnh có Ba tôi, Trần Văn Mai (1) , ẵm một em bé hàng xóm, kế bên là bé Diêu, bé Luân và một vài người bạn cùng trại.