Mars 2020 là dự án thám hiểm hỏa tinh của cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ NASA. Được công bố vào tháng 12 năm 2012, dự án kéo dài gần 10 năm qua với ngân sách lên đến gần ba tỉ đô la, trong đó riêng cho việc nghiên cứu và chế tạo xe thám hiểm Perseverance đã đến 2.2 tỉ đô la. Trong danh sách hàng trăm khoa học gia và kỹ sư đã trực tiếp tham gia vào dự án này, trong vô số những chuyên viên di dân có ít nhất là ba kỹ sư gốc Việt là Bryant Trần, Thanh Trần và Tiến Nguyễn. Mời các bạn cùng gặp gỡ hai kỹ sư Bryant Trần và Thanh Trần trên số báo hôm nay.

Bên trong Mission Control tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California, khi xe thám hiểm Perseverance hạ cánh an toàn trên bề mặt Hỏa Tinh – nguồn youtube 

Ðược phóng lên không gian vào ngày 30 tháng Bảy năm 2020 và đáp xuống Hỏa Tinh vào ngày 18 tháng Hai vừa qua, hành trình bay kéo dài hơn sáu tháng trời là nỗi lo lắng và hồi hộp của tất cả những người tham gia vào dự án. Cú đáp thành công của Perseverance Rover là sự thành công to lớn chương trình thám hiểm không gian của Hoa Kỳ và NASA nói riêng, trong đó phải kể đến nhóm khoa học gia và kỹ sư đã tham gia vào dự án này.

Hai kỹ sư gốc Việt là Bryant Trần và Thanh Trần đã chia sẻ dăm điều về mình khi tham gia vào dự án này.

  1. Bryant Trần, kỹ sư hàng không, tốt nghiệp Cao Học về Kỹ Thuật Hàng Không tại University of Michigan.

Hỏi: Điều gì làm bạn yêu thích vũ trụ và khoa học?

Bryant Trần (BT):  Cha tôi làm việc tại Northrop Grumman, TRW vào thời điểm đó. Hàng năm, hãng có một ngày gia đình cho tất cả các gia đình của nhân viên có thể đến Công Viên Không Gian tại Redondo Beach để xem công việc họ làm. Tôi còn nhớ rõ là mình đã nhìn thấy một phi thuyền vệ tinh lần đầu và cha tôi nói với tôi rằng nó sẽ bay lên không gian. Cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy thứ gì đó mà cuối cùng sẽ kết thúc ở một nơi nào khác trong tôi rất mạnh mẽ và khơi gợi trí tò mò của tôi. Kể từ đó, tôi luôn bị hấp dẫn bởi không gian.

Xem thêm:   Vai trò đồng minh của Nhật Bản

Hỏi: Khi còn ở tiểu học, bạn muốn làm gì khi lớn?

BT:  Làm phi hành gia.

Hỏi: Bạn gia nhập NASA khi nào?

BT: Con đường làm việc cho NASA của tôi là một chặng đường dài. Mơ ước của tôi là được làm việc cho NASA tuy nhiên tôi cảm thấy rất khó khăn để được nhận. Tôi nghĩ rằng mỗi năm tôi đã gửi khoảng 50 đơn xin việc khác nhau trong vòng 5 năm cho đến khi tôi được NASA nhận vào năm 2016. Tôi nhớ rằng mình cứ nhủ là không bỏ cuộc và luôn cố gắng nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong kỹ thuật về vũ trụ để một ngày nào đó, tôi có thể làm việc cho NASA. Tôi đã là một kỹ sư thử nghiệm động cơ tại hãng Boeing, kỹ sư hệ thống cơ khí mặt đất tại Northrop Grumman, rồi cuối cùng trở thành kỹ sư NASA.

Kỹ sư Brian Trần

Hỏi: Công việc của bạn là gì? Có điều gì đặc biệt trong công việc?

BT: Tôi là một kỹ sư về hệ thống dây cáp nên tôi chịu trách nhiệm về tất cả hệ thống dây cáp của tất cả các phi thuyền vũ trụ. Tôi phải làm việc với mọi hệ thống nhỏ trên phi thuyền vì mọi thứ đều cần được kết nối với hệ thống cáp điện.

Hỏi: Có điều gì thú vị trong công việc của bạn? Tại sao bạn làm công việc bạn đang làm?

BT: Tôi thích giải quyết các vấn đề và vượt qua những thử thách. Là một kỹ sư tại NASA, anh có rất nhiều cơ hội để làm điều đó. Ngoài ra, công việc của chúng tôi tại NASA giúp thúc đẩy khoa học và cho nhân loại được tốt hơn.

Hỏi: Thử thách nghề nghiệp hay cá nhân lớn nhất của bạn từng là gì? Làm sao bạn vượt qua được nó?

BT: Thách thức lớn nhất đối với cá nhân tôi là nỗi sợ thất bại hoặc sợ không đủ thông minh, đủ giỏi để làm việc tại NASA. Tôi đã có thể vượt qua nó bằng chính kinh nghiệm và sự học hỏi từ những sai lầm của mình. Tôi luôn thử những điều mới lạ và không ngừng học hỏi cho đến khi tôi cảm thấy thoải mái chấp nhận rủi ro và có thể thất bại.

Xem thêm:   Ham & hố

Hỏi: Trải nghiệm đặc biệt nhất tại NASA là gì?

BT: Là được làm việc trong dự án Mars 2020 trong bốn năm qua và chứng kiến phi thuyền thám hiểm phóng lên từ Cape Canaveral.

Hỏi: Ai mang đến cho bạn niềm cảm hứng?

BT: Cha tôi

Hỏi: Điều gì bạn muốn nói với các em học sinh có sự yêu thích tương tự?

BT: Ðừng bỏ cuộc, luôn thử những điều mới lạ và liên tục học hỏi. Mỗi người đều có quan điểm hoặc ý tưởng khác nhau để giải quyết cùng những thách thức giống nhau mà tất cả chúng ta đang phải đối diện. Bởi mỗi người có những thách thức đã phải vượt qua khác nhau để là họ của ngày hôm nay. Nên điều quan trọng là cần lắng nghe và bao hàm hết thảy mọi người vì họ có thể có giải pháp cho những thách thức mà chúng ta đang đối diện.

Kỹ sư Thanh Trần

  1. Thanh Trần, kỹ sư cơ khí với ba bằng sáng chế, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí đại học UCLA.

Hỏi: Điều gì bạn muốn nói với các em học sinh có sự yêu thích tương tự?

Thanh Trần (TT):  Ðặt ra một mục tiêu và thực hiện nó, lên kế hoạch và kiên trì thực hiện.

Hỏi: Có điều gì riêng biệt trong công việc của bạn?

TT: Có rất nhiều điều cân nhắc trong việc chế tạo một bảng mạch điện tử cho không gian. Những thách thức này tạo nên niềm vui trong công việc.

Hỏi: Trải nghiệm đặc biệt nhất tại NASA là gì?

TT: Tôi phải sửa một tấm bảng điện cần được chuyển đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy trước khi Mars 2020. Áp lực là điều khiến tôi thăng tiến. Việc kế hoạch và phối hợp cùng những người khác đã giúp thực hiện được điều đó.

Xem thêm:   Hồng Kông suy tàn

Hỏi: Khi còn ở tiểu học, bạn muốn làm gì khi lớn?

TT: Cách nào đó thì tôi luôn biết rằng mình sẽ trở thành một kỹ sư. Các động cơ máy bay, xe mô-tô và máy tàu lửa luôn mê hoặc tôi.

Hỏi: Điều gì làm bạn phấn khích về Hỏa Tinh và thám hiểm không gian?

TT: Ðó là nơi thách thức.

Hỏi: Ai mang đến cho bạn niềm cảm hứng?

TT: Bác học Thomas Edison. Ông có nhiều bằng sáng chế và sự kiên trì cho các sáng chế đó.

Perseverance – Xe thám hiểm Hỏa Tinh 2020 của NASA – nguồn space.com

Hỏi: Điều gì làm bạn yêu thích vũ trụ và khoa học?

TT: Tôi luôn yêu thích máy bay và phi thuyền. Trên thực tế, tôi đã từng chế phi đạn, thật ra là pháo bông khi còn học lớp Bảy tại Việt Nam. May mắn là tôi đã không bị thương.

Hỏi: Bạn gia nhập NASA khi nào?

TT: Tôi đã làm việc trong lĩnh vực điện tử thương mại trong 10 năm để thu thập tất cả những gì cần thiết. Sau đó, tôi đi vào lĩnh vực điện tử không gian thêm 10 năm để có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử không gian. Tôi biết rằng cách nào đó tôi cũng sẽ làm việc cho một trong những hãng hàng không vũ trụ lớn và tôi đã làm cho cho NASA từ năm 2015.

Hỏi: Công việc của bạn là gì? Có điều gì đặc biệt trong công việc?

TT: Tôi làm các bảng mạch điện tử. Ði qua các thử thách để chế tạo được bảng điện tử chịu nhiệt độ cao là điều tôi yêu thích sự độc đáo của công việc.

Hỏi: Thử thách nghề nghiệp hay cá nhân lớn nhất của bạn từng là gì? Làm sao bạn vượt qua được nó?

TT: Con người. Con người là sinh vật phức tạp nhất. Họ có thể rất phi lý. Vì vậy tôi phải chậm rãi để hiểu được mọi người, tính cách và động lực của họ. Sau đó, tôi hướng họ đến mục tiêu chung mà chúng tôi có.

Hỏi: Tại sao sự đa dạng và bao hàm trong khoa học kỹ thuật là quan trọng?

TT: Mọi người đến từ nhiều tầng giới xã hội. Họ có thể dạy anh nhiều điều mà anh chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể được thu nhận từ họ. Nói chung thì bất kể đến từ ai thì toán và vật lý sẽ không có gì thay đổi.

ĐYT giới thiệu

source: NASA