Một trong các điều thú vị nhất về công việc của Elon Musk là: Ông ta làm việc nhưng chẳng phải làm gì và không làm việc nhưng bận rộn suốt ngày!

Chân dung Elon Musk. Nguồn. The CEO magazine     

Jane McGrath   

Hồ Đắc Vũ Lược dịch

Những mạo hiểm trong thế giới Internet đã mang lại cho Musk một gia tài đáng kể. Năm 30 tuổi, ông đã sở hữu khoảng 200 triệu đô la. Khi người ta hỏi, sao ông không chịu nghỉ ngơi hay bắt đầu hưởng thụ? Ông trả lời đơn giản là, mình không thích lối sống nhàm chán như vậy! Và, Elon Musk quyết định tham gia kinh doanh vào lãnh vực nhiều rủi ro nhất, tốn kém nhất: Kinh doanh vũ trụ.

Không giống như các công ty tư nhân khác đầu tư sản xuất hỏa tiễn bay vào vũ trụ, hỏa tiễn của Musk được chế tạo với mục đích bay vào quỹ đạo trái đất hoặc xa hơn. Ðây quả là một thách đố lớn!

Musk đã chứng tỏ khả năng kinh doanh qua những thành công trong các dự án thương mại nhưng ông đã làm mọi người ngạc nhiên với khát vọng chinh phục vũ trụ của mình.

Elon, bạn gái và 2 con trai. Nguồn. Radar Online

Elon Musk bắt đầu SpaceX năm 2002 với rất ít kinh nghiệm về ngành sản xuất hỏa tiễn. Ông chỉ có bằng đại học chuyên ngành Vật lý cộng với sự nhiệt tâm trong kinh doanh và lòng tự tin. Elon Musk đã có những quyết định táo bạo khi thuê các kỹ sư chuyên ngành để chế tạo hỏa tiễn, thay vì đi mua sản phẩm của công ty khác. Ông hy vọng rằng, hỏa tiễn do ông đầu tư chế tạo sẽ vận chuyển hàng hóa, con người lên quỹ đạo trái đất và xa hơn nữa.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Tưởng cũng nên biết, khi Elon Musk chưa ra đời thì con người (Mỹ, Apolo 11, Neil Armstrong, 1969) đã đặt chân lên mặt trăng. Bằng sự nhạy cảm của một nhà kinh doanh, ông thấy chi phí cho chương trình thám hiểm không gian của NASA quá lớn và ông tin rằng, các công ty tư nhân sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong việc thám hiểm không gian với giá thành thấp.

Tên lửa Flacon 9. Nguồn. Tesla News

Vào tháng 3-2006, SpaceX đã phóng chuyến bay đầu tiên của Falcon 1. Hỏa tiễn mang theo một vệ tinh thí nghiệm do Học viện Không quân Mỹ chế tạo. Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng chuyến bay cũng được thực hiện nhưng thật không may, sau 29 giây khởi động, Falcon 1 thất bại ở giai đoạn đầu tiên do động cơ chính bị bốc cháy. Hỏa tiễn Falcon 1 được phóng trở lại vào tháng 3-2007 và lần này thành công. Tuy nhiên, hỏa tiễn không bay tới được quỹ đạo, do có một động cơ đã ngừng hoạt động trước 90 giây nên chỉ bay được tới cao độ 290 km.

Bất chấp những thất bại, Musk tiếp tục thử Falcon 1 với nhiều thay đổi. Falcon 1E hoàn thành vào năm 2010. Ðồng thời cùng lúc, SpaceX đã tiến hành thiết kế một hỏa tiễn khác, mang tên Falcon 9.

Cuộc đời Elon Musk với ly dị và đổ vỡ. Nguồn. Getty Images

Falcon 9, tiếp nối của SpaceX. Ðây cũng là hỏa tiễn 2 tầng, nhưng lớn hơn Falcon 1 nhiều. Falcon 9 sử dụng 9 động cơ Merlin cho giai đoạn 1 thay vì 1 động cơ như tên lửa Falcon 1. Dùng 9 động cơ cho giai đoạn 1 đã khiến SpaceX tạo được mức độ tin cậy, nếu chẳng may 1 động cơ bị hư thì động cơ khác tiếp tục thay thế. Ngoài ra việc sử dụng động cơ Merlin đã giúp SpaceX giảm chi phí, tăng độ an toàn. Ðó là ưu tiên hàng đầu của Musk. Ngoài ra việc tái sử dụng những vật tư từ các hỏa tiễn đã dùng đã giúp Musk tiết kiệm khá nhiều chi phí. Ðó là sự khác biệt giữa Musk và các đơn vị khác.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Thông thường, người ta thường nghe nói hỏa tiễn đưa con người vào không gian. Riêng Musk, ông đã cho thực hiện ý tưởng “chim ưng chở con rồng”. Nghĩa là hỏa  tiễn Falcon 9 sẽ có một Dragon chứa hàng hóa và một khoang dành cho phi hành gia gồm 7 người lên không gian. Khoang này có hệ thống kiểm soát, cho phép phi hành đoàn sử dụng những hệ thống cứu sinh và thoát hiểm. Trong quá trình trở về trái đất, Dragon có lợi thế với lớp vỏ bên ngoài có tên là PICA, do NASA phát minh, chịu được nhiệt độ cao sẽ giữ an toàn cho phi hành đoàn. Kèm theo đó, hệ thống điều khiển có thể đưa phi thuyền đáp xuống nước bằng dù tự động và tàu sẽ tới đúng địa điểm để đón Dragon và phi hành đoàn.

Phi thuyền Dragon và trạm không gian ISS. nguồn. NASASpaceFlight.com

Sự hợp tác của SpaceX với NASA đã giúp Dragon phát triển nhanh chóng. Từ năm 2010, NASA bỏ chương trình Con Thoi, họ đã không thực hiện các chuyến bay tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Vì thế, họ hy vọng Falcon 9 và Dragon của SpaceX sẽ thay họ thực hiện các chuyến bay tới ISS.

NASA đã ký với Musk một hợp đồng không hạn định trong việc giao hàng và không hạn chế số lượng. Hợp đồng này có giá trị đến 1 tỉ đô la Mỹ, không lệ thuộc vào số lượng chuyến bay tới Trạm Không gian quốc tế nhưng cả NASA lẫn Musk tin tưởng rằng, SpaceX sẽ bay tới quỹ đạo và xa hơn nữa là sao Hỏa thành công.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Chúng ta cùng chờ xem những bước đi của SpaceX và Musk.

Tên lửa Falcon 9 tại giàn phóng. Nguồn. collectSPACE

HĐV

Nguồn. https://science.howstuffworks.com