Một thiền sư đi qua chỉ vào 1 cục đá to và hỏi học trò: Tảng đá kia có nặng không?

Học trò đáp: Dạ rất nặng, thưa thầy.

Thiền sư: Không bê lên thì đâu có nặng?

Tôi thấy câu chuyện trên được rất nhiều người thích, đồng ý, lấy nó làm chân lý sống hoặc là một tiêu điểm để biên một vài “lố” chân lý dạy tha nhân. Bản thân tôi thấy cũng… đúng. Nhưng, không đúng với tất cả mọi thứ xảy ra trên đời này. Vì cuộc đời ngoài bạn và tảng đá ra thì còn có nhiều thứ, ví dụ sự bất công. Bởi vậy, lâu lâu, bạn không hề bê tảng đá nhưng vẫn sẽ thấy nặng. Tại luôn có người sẵn sàng bê cục đá đó lên giùm bạn, rồi đặt ngay ngắn trên… đầu của bạn.

Con bò xấu số. Không ít người thảng thốt: Bò ơi, sao bốn triệu con mà lại là mày? Từ Facebook    

  1. Quýt làm cam… ngủm

Vào chiều 29-1-2020, tại Củ Chi. Lê Quốc Tuấn (33 tuổi) – biệt danh Tuấn Khỉ, là một công an mang cấp hàm thượng úy, làm việc tại phòng tạm giữ tạm giam Công an quận 11. Vì làm “cái” sòng tài xỉu bị thua trắng tay, xin làm thêm 1 ván cuối để gỡ gạc mà những người chơi cùng không cho. Thế là Tuấn chạy về nhà vác khẩu AK 47 bắn 8 phát đạn làm chết 4 người, 1 người bị thương (người bị thương cũng chết sau đó). Rồi bỏ trốn. Trong lúc bỏ trốn, Tuấn Khỉ bắn thêm một người nữa để cướp xe, người này cũng chết.

Ngoài 6 người trên, Tuấn còn bắn chết một con… bò sữa. Vì hiện trường vụ án ngay sòng bài, mà sòng bài gần chuồng bò. Con bò xấu số đang nằm ăn cỏ, hóng chuyện thì bị “giết bò diệt khẩu”. Chú bò này là “nhân vật” được nhắc đến nhiều nhất trên cộng đồng mạng sau khi vụ án này xảy ra.

“Ăn chay trường, không nhậu nhẹt, gái gú, không cờ bạc, đặc biệt không chơi facebook, không viết bậy bạ gì về Corona nhưng nạn nhân vẫn bị bắn chết cùng năm con bạc !” – Là một trong nhiều lời “cáo phó” dân mạng viết cho “nạn nhân” bốn chân này. Rõ ràng, con bò là một ví dụ điển hình của câu “Quýt làm cam… ngủm”. Mà ngủm cũng không yên nữa.

Vì sau khi chết, hình ảnh con bò này bị người ta đem đi so sánh với rất nhiều việc/người xung quanh sự việc. Ví dụ như khi người ta nói về đám đông bất chấp nguy hiểm, bu đen bu đỏ từ sáng đến trắng đêm coi hơn 500 công an vây bắt tên cướp có súng Tuấn Khỉ, vào ngày hôm sau (30-1). Khi được phỏng vấn, họ đều nói lý do rất thiệt thà: “Tết không có chuyện làm nên tui đứng xem…” Hỏi sợ không, lại thiệt thà: “Có gì đâu mà sợ !” Bên cạnh những người coi, còn có những người bán nước uống, đồ ăn vặt, vé số… bám sát “phái đoàn”, phục vụ tận tình cho những ai có nhu cầu. Nhiều người tin, trong đám đông có cả những kẻ bán… hòm!

Song song đó, hình ảnh chú bò đáng thương lại bị đem ra nhắc nhở một lần nữa ở quận 10 – TPHCM, cùng ngày 30-1. Nơi cũng đang có một đám đông dân chúng đang vây xem công an thuyết phục một thằng cha ngáo đá cầm lựu đạn cố thủ trong nhà ra đầu thú (sau khi muốn cướp/phá ngân hàng không thành – chưa xác định cướp hay phá). Người ta vừa lo dân chúng cả hai nơi (Củ Chi và Quận 10) chẳng may lại trúng “tên bay đạn lạc” rồi chết oan chết uổng như chú bò. Vừa lo hai tên cướp nhờ đám đông hỗn loạn mà chạy mất, tiện… tay, xử thêm vài con… bò!

  1. Quýt gieo nhân, cam gặt quả
Xem thêm:   Một ngày thường...

Gần đây, một bài viết được “lưu truyền” rộng rãi, nội dung như vầy:

“Người Trung Quốc buộc người Hồi giáo Tân Cương phải ăn thịt lợn. Sau đó, cúm lợn xảy ra và người Trung Quốc không có thịt lợn để ăn.

Người Trung Quốc cấm người Hồng Kông đeo mặt nạ. Bây giờ tất cả người Trung Quốc đang đeo mặt nạ.

Người Trung Quốc đã sử dụng lượng khách du lịch của họ như một “con chip” thương lượng để có được những nhượng bộ kinh tế từ các quốc gia khác. Bây giờ tất cả các nước đang cấm khách du lịch Trung Quốc.

Người Trung Quốc xây dựng trại tập trung ở Tân Cương. Bây giờ tất cả người Trung Quốc đang sống trong một trại tập trung.

Người Trung Quốc làm toàn đồ giả, chỉ có những con virus là xịn!

Quả báo thường tới muộn!”

Trong lúc hàng trăm công an truy bắt tên cướp có súng thì rất nhiều người dân đi xem nhiệt tình như trẩy hội. Hình ảnh người dân hộ tống xe bọc thép bằng xe bọc… nhựa cho mấy “chú công an” đỡ sợ?!- Từ Báo Việt Nam

Ðọc qua thì thấy cũng… đúng. Rõ ràng là những sự việc ở trên đã xảy ra. Nhưng nó hơi sai sai ở chỗ, cái “người Trung Quốc” vế “nhân” và vế “quả” trong mỗi sự việc, đa số không phải cùng một người/nhóm người. Những kẻ gieo rắc cái ác, tạo nên những thế hệ mang tư tưởng ác độc, mang giấc mộng bành trướng là giới lãnh đạo, những kẻ ăn trên ngồi trước. Còn những người đang gánh chịu hậu quả từ dịch bệnh, từ sự căm ghét, kỳ thị của thế giới, từ những đức tánh xấu xa của chính dân tộc mình là những người dân đen, không thể đen hơn. Vì đa số những người hơi “trắng” một chút, thậm chí là “cà phê sữa” có lẽ đã bỏ đi khỏi Trung Quốc, như những người Việt có điều kiện đang tìm đường bỏ chạy khỏi Việt Nam vậy.

Tôi coi rất nhiều video clip về thực trạng của bệnh dịch ở giữa lòng Vũ Hán. Tôi thấy nhiều người bị cách ly trong lo sợ và hồi hộp, vì không biết bản thân có nhiễm bệnh hay không. Tôi cũng thấy rất nhiều người nhiễm bệnh tuyệt vọng có, ủ rũ có, la hét rồi xé quần áo bảo hộ của bác sĩ và nhân viên y tế cũng có. Họ gào lên: “Tao chết thì chúng mày cũng phải chết cùng”, “tao nguyền rủa chúng mày phải chết, cũng giống bọn tao”… Tôi tin, trong đó nhiều bác sĩ/y tá/nhân viên y tế bất mãn, buông xuôi. Nhưng tôi cũng thấy có những người ngày đêm không ngủ để làm việc của mình. Có nhiều người phải đeo bỉm, đi vệ sinh tại chỗ vì họ không thể cởi bộ đồ bảo hộ ra được. Họ phải uống thuốc nạp thẳng protein vào người chứ không có thời gian để ăn. Những nữ y tá/bác sĩ nữ phải cạo luôn đầu để tiện cho công việc… Những con người này, rõ ràng không phải là người làm những việc ở vế đầu trong bài viết trên.

Xem thêm:   Ngai...

Không chỉ người Trung Quốc đang hứng chịu cái “quả” của chính quyền Trung Quốc gây ra. Mà rất nhiều người khác quốc tịch, không cùng màu da cũng gánh chịu hậu quả đó. Khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải xin lỗi vì nhận định sai trước đó và buộc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì “con” virus corona được “khai sanh” ở đất Vũ Hán, trung tâm Trung Quốc.

Tôi nghe bạn bè tôi kể, chúng nó ở Châu Âu bị “kỳ thị” ra mặt vì là người Châu Á. Như cách mà chính bản thân tôi nghĩ mình sẽ làm khi gặp người Trung Quốc ở Việt Nam, đó là tránh càng xa càng tốt. Mặc kệ họ có bệnh hay không. Mặc kệ bản thân tôi có đang làm nghề du lịch hay không. Như lời tâm sự của một anh chủ khách sạn ở Hội An vừa từ chối hai cha con vị khách người Trung Quốc, dưới đây:

“No country for Chinese”

Sau cái lắc đầu bị từ chối, người cha này cũng biết ý nên bước ra ngay không hề thêm thắc mắc, chắc không phải là chỗ đầu tiên bị xua đuổi chăng? Mặt lại cắm vào điện thoại vội tìm khách sạn khác, tay kia kéo người con đi ra ngoài tránh làm phiền. Cái khoảnh khắc nhìn ánh mắt ngơ ngác của đứa bé, mình tự hỏi ở cương vị người cha mình sẽ giải thích ra sao cho con mình nếu chẳng may mình lâm vào tình trạng oái oăm này.

Carrie Lam cấm đeo mặt nạ nơi công cộng cách đây vài tháng rồi tự xuất hiện với một chiếc mặt nạ trong mùa dịch Vũ Hán. Từ Facebook Le Quang

Một kỳ nghỉ, một chuyến du lịch cùng gia đình bỗng trở thành thảm họa.

Những công dân Trung Quốc xuất ngoại đi chơi Tết vui vẻ bao nhiêu giờ bỗng dưng thành đối tượng bị phân loại và kỳ thị dè chừng bởi phần còn lại của thế giới. Thấy cũng tội, mà nhận khách rồi lỡ thành ổ dịch rồi vợ con ai chăm.

Phòng thì trống, khách thì không dám nhận. Nghĩ mà rầu!” – Từ Facebook Vũ Ðức Thu Ân.

Ở bên dưới bình luận, anh chủ này nói thêm là nếu ảnh còn độc thân chắc cũng “chơi tới luôn”. Nhưng giờ vợ ảnh lo lắng, con ảnh còn nhỏ. Quan trọng là những nhân viên trong khách sạn cũng phản đối, nói thà nghỉ việc chứ không dọn phòng của người Trung Quốc. Tuy rất xót trước hình ảnh “côi cút” của hai cha con nọ, nhưng anh ta không còn sự lựa chọn nào khác…

Xem thêm:   Một ngày thường...

Và cho dầu có bị bệnh Corona hay không, cho dầu có tìm được một chỗ lưu trú khác hay không, cho dầu hai cha con người Trung Quốc này qua Việt Nam du lịch thiệt hay là tránh nạn thì họ cũng đang gánh chịu hậu quả không phải bản thân mình gây ra. Có hay chăng thì, đó là hậu quả của việc họ “đầu thai” ở Trung Quốc, làm con dân Trung Quốc! Giống như dân tình Việt Nam hay than thân trách phận: “sanh ra ở VN đã là nghiệp”. Mà “nghiệp” dân Việt Nam gánh, không biết có hơn hay không chứ chắc chắn là không thua gì cái “nghiệp” mà dân Trung Quốc đang gánh!

Cư dân mạng VN “troll” trước đại dịch Corona – Từ Facebook

  1. Cũng là… cam

Tôi không sống ở TQ nên không biết dân TQ “gánh nghiệp” với tâm thế ra sao, chứ tôi thấy dân mình, đa số gánh coi nó nhẹ nhàng lắm. Như sáng hôm nay, 30-1-2020, khi con số được phép công bố, toàn thế giới đã có 170 người qua đời với hơn 7,800 người nhiễm bệnh. Riêng Việt Nam đã có hơn 100 người bị cách ly, 5 ca nhiễm bệnh được công bố, trong đó,  3 ca nhiễm nCoV dương tính là công dân Việt Nam. Nhưng khi tôi ra đường, hàng quán vẫn “sum suê” khách chụm đầu xì xụp đồ ăn, phì phèo khói thuốc. Ngoài đường, hết 3/4 số người không mang khẩu trang. Ngay cả mấy bác tài xế công nghệ, vốn đã được công ty ra quy định phải đeo khẩu trang để phòng bệnh cho bản thân và hành khách. Một bác tài khi được hỏi, trả lời tỉnh bơ: “Ðeo khẩu trang ngộp lắm, mà dịch bệnh tuốt bên Trung Quốc, quận 3 này đâu có người Trung Quốc mà cô lo !”

Không chỉ mấy bác tài, ngay cả chị hàng xóm “Việt Kiều” hiểu biết cũng làm tôi hoang mang. Vì sáng vừa mở mắt, ra đứng ban công ngóng trời ngóng đất đã thấy chị vừa ì ạch vác vali vừa ngước cổ lên khoe với tôi lát nữa đi Ðà Nẵng du lịch trong nét mặt rạng ngời và trần trụi, không khẩu trang kính mát (những thứ tối thiểu phải dùng trong mùa dịch hiện nay). Trong lúc chị chờ taxi, tôi cố khuyên chị mang đồ bảo hộ và suy nghĩ lại chuyện đi Ðà Nẵng, cái thành phố đông người TQ du lịch nhất nhì Việt Nam hiện nay, nhưng ánh mắt chị thì thờ ơ. Không những vậy, bà Tâm, hàng xóm có hai đứa con chen vô câu rất quen: “Ôi sống chết có số mấy đứa ơi, hơi đâu lo. Ở đâu chứ ở đây, không chết vì cái này cũng chết vì cái khác!”

Lúc đầu tôi mất hứng dữ lắm, hầm hầm đi vô nhà… ngủ tiếp. Nhưng sau khi ngủ dậy, nằm suy nghĩ thấy bà Tâm cũng… đúng. Việt Nam có rất nhiều thứ khiến con người chết trước khi chết vì corona. Nào là bụi mịn, bánh phở formal, cá formosa, rau muống nhớt, gạo nhiễm chì, “khủng bố” 84 tuổi (theo lời nhà nước)… Hay đơn giản là cái tính sân si của nhiều người Việt: Báo đăng 3 ngày Tết cả nước có 1660 ca cấp cứu do… đánh nhau. Có 14,432 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông… Người ta nói, Corona mà có tay có chưn thì cũng bị dân mình đập hoặc đụng chết ngoài đường trước khi chui vô người rồi!

Nhưng đời không như là mơ. Tiếc là con corona không hề có tay có chân. Bởi vậy, người ta lại bàn nhau. Nếu lỡ những ngày tới, tình hình dịch Vũ Hán càng phức tạp hơn, không kiểm soát được nữa. Có thể lãnh đạo Việt Nam sẽ chống dịch bằng phương pháp “gia truyền” nhưng vô cùng hiệu quả, đó là cắt… internet!

Nhà hàng Trung Quốc treo biển: “Chúc mừng động đất ở Nhật Bản, tối nay ai đến cửa hàng sẽ được một thùng bia miễn phí”.Ảnh: Weibo

DU