Ngày Xưa Có Một Con… Mèo

Lúc đầu nó kêu… meo meo

Con mèo mang tên “hoàng thượng” khá nổi tiếng trên mạng xã hội VN (Từ Facebook “nhân vật”)       

Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không ai có nữa, mới đặt tên cho là: “Trời”. Một hôm có người đến chơi, thấy sự lạ, hỏi ổng rằng: Sao ông lại gọi nó là con “Trời”?

Ông ta đáp: Con mèo của tôi quý hoá có một không hai, gọi nó là con mèo không được. Phải gọi nó là con “Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được Trời.

Người kia nói: Thế mây chẳng che được Trời là gì!

Ông ta bảo: Thì tôi gọi nó là con “Mây”!

Người kia lại nói: Thế nhưng gió lại đuổi được mây!

Ông ta lại bảo: Thì tôi gọi nó là con Gió!

Món ăn mọi phụ nữ đều thích (TỪ kenh14)

– Thế nhưng tường lại cản được gió!

– Thì tôi gọi nó là con Tường!

– Thế nhưng chuột lại khoét được Tường!

– Thì tôi gọi nó là con Chuột!

– Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!

– Thì tôi gọi nó là con … Mèo!” – (Sưu Tầm)

Tuy ban đầu đọc câu chuyện trên thấy “sai sai”, vì làm gì có ông nuôi mèo nào ngớ ngẩn như vậy, và cũng chẳng có bạn (của ông nuôi mèo) nào mà nhiều … chuyện vậy hết (cỡ bằng tôi chớ không ít). Với lại, theo thời gian thì mèo đã ở một “đẳng cấp” khác.

Ngày xưa tôi hông biết sao chớ ngày nay, mèo là một loài vật rất được con người yêu thương chăm sóc (dĩ nhiên không phải 100% con mèo trên thế giới được như vậy). Nhiều người còn tự xưng là “sen” (con ở) và gọi các chú mèo là “boss” (ông/bà chủ) nữa.

Thử hỏi, vậy thì đặt tên là Trời đâu còn gì để… cãi nữa. Nhưng không cãi thì lấy đâu ra câu chuyện trên? Không có câu chuyện trên người ta lấy gì giải thích cho câu tục ngữ “mèo lại hoàn mèo”?

Truyện thì tôi không biết có thiệt hay không? Nhưng câu “mèo lại hoàn mèo” là một câu tục ngữ dân gian có thiệt, được nhiều người dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong các hoàn cảnh đó, có nhiều hoàn cảnh, nhìn qua thấy nó ngớ ngẩn y như câu chuyện gốc ở trên vậy!

“Mèo Lại Hoàn Mèo” Trong Tình Yêu

Phụ nữ, hai chữ thôi đã thấy phức tạp rồi! Ðó là nhiều người khác giới tôi với tôi như vậy. Riêng tôi, tôi thấy phụ nữ cũng… bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đọc vài bài viết “vạch trần” sự phức tạp của phụ nữ tôi cũng thấy bóng dáng mình trong đó. Ví dụ như câu chuyện “kinh điển” dưới đây:

Chàng trai hẹn cô gái đi ăn. Sau khi chờ cô gái tắm ba mươi phút, lựa quần áo, phụ kiện, makeup ba … tiếng thì cuối cùng đôi trẻ cũng gặp nhau.

– Chàng trai hỏi cô gái: Em muốn ăn gì?

– Cổ thẹn thùng: Gì cũng được! Anh chọn đi…

– Chàng trai dịu dàng cười: Mình đi ăn cơm sườn?

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

– Cô gái lắc nhẹ đầu: Thôi, ngán lắm!

Võ sư vẫn hoàn võ sư sau khi lấy vợ (Từ báo VN)

– Chàng trai vẫn cười: Bánh ướt? Em thấy sao?

– Cô gái tỏ vẻ không vui: Sao anh chọn toàn đồ khô vậy?

– Chàng trai lúc này đã … đỡ cười: Vậy mình đi ăn bún bò nhé? Hay phở?

– Cô gái tỏ vẻ lưỡng lự rồi nũng nịu: Thôi, em chả thích ăn mấy món đó đâu!

– Chàng trai phát cáu nhưng vẫn bình tĩnh: Vậy em muốn ăn gì, hay là ăn … anh?

– Cô gái câm nín vài giây rồi trả lời: Em không biết nữa, hay mình đi ăn cơm sườn đi! Tuy ngán nhưng… ngon. (Hoặc sẽ chỉ đơn giản bốn chữ: Ăn gì cũng được!)

Thật ra tôi thấy chuyện này cũng … đơn giản, đã từng có người nhập viện tâm thần chỉ vì mỗi ngày phải nghĩ xem “hôm nay ăn gì” mà. Nếu bạn hiểu cảm giác: chạy ngang một tiệm thời trang, thấy cái đầm quá đẹp, quành lại, đi vào thử. Hết thích cái đầm đó, sau đó đi một vòng thử 7, 7, 49 cái đầm khác. Cuối cùng mua cái đầm đầu tiên với vẻ mặt không hài lòng. Bạn sẽ hiểu phụ nữ đơn giản thế nào!

“Mèo Lại Hoàn Mèo” Trong Sự Tiến Hóa Của Nhân Loài

Nếu như mấy câu chuyện ở trên có vẻ khó tin thì đây là những câu chuyện thực tế hơn. Mặc dầu chúng ta nói về sự tiến hóa – một khái niệm rất mơ hồ. Theo các nhà khoa học, trong quá trình phát triển, các giống loài (trong đó có con người) đều trải qua những cuộc nhào nặn công phu từ bàn tay thiên nhiên, lịch sử… Dần dần biến hình (hoặc biến dạng). Trở thành những gì chúng ta thấy ngày hôm nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chứng minh, tất cả các sự biến hình đó chỉ giúp cho muôn loài sống tốt và phù hợp với những thứ mà chúng phải đối mặt.

Có thể vì vậy mà cái sự tiến hóa về hình dạng, tập tục, môi trường sống của các giống loài cần thời gian vài trăm, ngàn thậm chí triệu năm mới có sự khác biệt rõ ràng. Còn cái sự tiến hóa ở cái sự xấu, ác và hủy diệt diễn ra nhanh đến chóng mặt, chúng ta có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay.

Có thể vì vậy mà nhiều loài phải tuyệt chủng vì biến hóa không kịp với những sự thay đổi xung quanh, không chỉ là môi trường, không khí mà còn với những tham vọng của các giống loài cao cấp hơn, ví dụ như con người. Còn con người khi ấy làm gì ngoài việc cùng hô hào “thay đổi” xong ngồi xếp bằng, thở dài, rên rỉ: Cuộc sống mà…

Chính sự tiến hóa mang tên “cuộc sống mà” này mà đã có nhiều chuyện “mèo lại hoàn mèo” xảy ra một cách điên rồ và ngớ ngẩn.

Tiến hóa không phải lúc nào cũng tốt

Một ví dụ có thật. Có anh chàng kia lâu nay coi mấy tin tuyên dương người tốt việc tốt, ảnh thích lắm, luôn ước gì mình được làm người tốt một lần. Rồi trời không phụ lòng người. Một hôm ảnh lượm được một bóp tiền! Mở ra xem thì thấy trong đó có hơn 2 triệu VN đồng (khoảng 100USD) và một số giấy tờ. Anh này mới tìm cách kiếm người bị mất để trả lại cái bóp.

Xem thêm:   Chó...

Sau thời gian tìm tới tìm lui, anh ta tìm được trang cá nhân trên mạng xã hội của người bị mất. Lúc này thì ảnh đổi ý, không trả nữa. Không phải vì tiếc tiền (của người ta) mà vì anh ta không dám trả lại. Tại người mất bóp đăng tìm cái bóp. Ðúng màu bóp, đúng tên trên các loại giấy tờ, chỉ khác ở chỗ. Anh chàng kia bảo trong bóp có tới hơn 10 triệu VNđồng – gấp 5 số tiền anh này lượm được. Mà cuối tháng, chưa lãnh lương. Tiền ăn còn không có lấy đâu ra… 8 triệu để bù vào “phí” làm người… tốt đây?

Một ví dụ nữa, cũng có thật. Có cô kia 27 tuổi, làm nghề báo. Cổ cùng anh chồng võ sư “góp gạo thổi cơm chung” 10 năm. Trong 10 năm đó, cô bị chồng đánh nhiều lần, cũng nhiều lần xém ly dị nhưng không… nỡ. Cổ nói vì đứa con. Rồi mới tuần rồi, khi mới sanh đứa thứ hai, cô này lại bị chồng đánh đập dã man chỉ vì dời cái … tivi từ chỗ này qua chỗ khác trong nhà. Khi bị đánh, trên tay cô vẫn đang ẵm đứa con mới sanh, cách cô vài bước chân là đứa con lớn tầm 5 tuổi.

Chị của cô vợ mới lấy đoạn video quay lại cảnh ông chồng võ sư tập võ với vợ còn đang ẵm em bé sơ sinh trên tay đăng lên mạng. Ông chồng bị cộng đồng mạng chửi, cô vợ thấy được bảo vệ nên mạnh dạn lên báo tố cáo chồng, đòi ly hôn.

Rồi khi cư dân mạng đang vui vẻ với “kết thúc đẹp” này thì cô vợ lại tuyên bố: rút đơn tố cáo, sẽ như chưa hề có cuộc chia ly với anh võ sư chăm chỉ kia. Lần này, nguyên nhân cổ rút đơn được nhiều người đoán: có lẽ vì… ghiền (bị đánh)!

Câu chuyện “mèo lại hoàn mèo” ai đọc cũng cười mà hổng thấy vui (Từ Tuổi Trẻ)

Và một ví dụ, cũng rất… kinh điển (không thua gì chuyện khi phụ nữ chọn món ăn ở trên đâu) và ngớ ngẩn (không thua gì câu “bản gốc” của câu chuyện “mèo lại hoàn mèo” ở trên).

Ở VN có một thứ gọi là BOT. BOT là trạm thu tiền mãi lộ. BOT đều xây bởi vốn của nhà đầu tư nên khi đi qua các trạm này, tài xế đều phải trả tiền  tại các trạm thu phí BOT. Khi nào đủ thời hạn thu phí, các BOT sẽ được nhà đầu tư giao lại nhà nước, lúc này, các tài xế không cần trả tiền nữa. Nhưng đó là các BOT được sanh ra ở nước ngoài. Khi về VN, BOT đã trở thành một nỗi ám ảnh vì nó không được những người điều hành tôn trọng, muốn đặt đâu thì đặt.  Ða phần các BOT hiện nay đều bị giới tài xế (những người phải trả tiền trực tiếp để chở hàng/hành khách qua các BOT) vạch trần nhiều “tội”.

Xem thêm:   Ham & hố

Ngoài việc thu tiền cao và quá thời gian quy định, các BOT còn bị để sai chỗ, khiến người dân đi một đường nhưng lại phải nộp tiền một tuyến đường khác, thậm chí không đi cũng phải nộp. Nhiều nhà đầu tư lợi dụng BOT, nâng cấp đường đã đầu tư từ vốn đóng góp bằng tiền thuế của dân, chỉ tráng thêm một lớp nhựa mặt đường rồi thu phí.

Hoặc nhiều con đường “huyết mạch” (vì khi cần qua các tỉnh thì tài xế phải đi đường đó) có quá nhiều trạm BOT. Ví dụ, từ Hà Nội về Thái Bình có hơn 100km mà có 4 chặng đường BOT, 4 trạm thu phí. Có đoạn gần hết hạn thu phí đường chính thì lại mở thêm đường tránh để thu phí tiếp…

Quan trọng hơn hết là cách ứng xử của những người gây ra việc này. Ví dụ như khi trả lời vấn đề 17 trạm BOT sai vị trí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: “Do lịch sử để lại”. Bộ trong “lịch sử” đó, không hề có cái bộ nào tên là Bộ Giao Thông?

Ngoài ra, khi nói về BOT thì nhân dân VN không thể nào quên câu chuyện “mèo lại hoàn mèo” của cái tên “thuần Việt” mà Bộ Giao thông đặt cho BOT. Nó cũng “thăng trầm” không khác gì cuộc đời của Du Uyên vậy.

Ban đầu BOT được đặt là “Trạm Thu Phí”, một cái tên mộc mạc, dễ nghe, dễ hiểu. Nhưng đến năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải ban hành thông tư 35/2016/TT-BGTVT. Từ đó, các “trạm thu phí” đều phải đổi tên thành “trạm thu giá”.

Lịch sử đồ! (Từ Báo Người Lao Động)

Nhưng vì cái tên gọi “trạm thu giá” gây phản ứng trong dư luận, nhiều tài xế mang giá (đỗ) thật đến “nộp phí”.  Tháng 5/2019, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ra thông tư gọi trạm thu phí là “trạm thu tiền”.

Lần này, dư luận tiếp tục bất bình trong ngao ngán. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chưa tìm ra tên nào “sâu sắc” hơn. Bộ Giao thông Vận tải buộc phải “trả lại tên cho em”. Chính vì vậy, từ 20/8/2019, Trạm thu phí sẽ được gọi là… trạm thu phí. Cho đến khi Bộ nghĩ ra cái tên mới!

Thiệt ra, “mèo lại hoàn mèo” ở trên còn có một câu chuyện nữa, nhưng tôi để dành tới cuối để nhấn mạnh. Cho các anh đừng nghĩ chỉ có phụ nữ trong tình yêu mới phức tạp như vậy. Ðàn ông cũng không kém đâu! Nhất là mấy “anh em” mới bước vào vũng lầy mang tên tình ái. Ví dụ anh bạn dưới đây:

Một anh bạn chuẩn bị đi cua gái, anh ta lên mạng hỏi kinh nghiệm và được chỉ giáo: “Bọn con gái chỉ thích 3 chủ đề: Ăn uống, gia đình và triết lý cuộc sống. Cứ xoay quanh 3 chủ đề ấy mà nói, đổ là cái chắc!”
Tối hôm đó, đến nhà bạn gái, ngồi được một lát anh chàng bắt đầu “bật đài”:

– Em có thích ăn rau dền không? (Chủ đề ăn uống).

– Dạ không!  Cô gái trả lời.

– Vậy em có anh trai không? (Chủ đề gia đình).

–  Dạ không! – Cô gái tiếp tục. Còn mỗi một chủ đề triết lý cuộc sống, suy nghĩ một lát anh chàng mới ra đòn:

– Vậy nếu em có anh trai thì em nghĩ xem anh trai của em có thích… ăn rau dền không?

DU

Saigon