Những cơn mưa đầu mùa đã rơi xuống thành phố, rừng cây, nội cỏ của xứ Texas. Sáng nay, trời Garland âm u, có tiếng sấm dội từ xa và mưa thưa đây đó. Chợt nhớ câu thơ ngày nào đã viết: mưa ở đây. mưa từ rất xa. rất xa… Vậy, mưa từ đâu vậy cà – từ Sài Gòn, tất nhiên. Nghe nói Sài Gòn mùa này có những trận mưa tầm tã. Mưa suốt một buổi chiều. Mưa tới khuya. Mưa kéo dài đến sáng hôm sau. Chợt hình dung thấy những ngõ hẻm loang lổ ánh đèn và những bóng người trong mưa. Bạn gần đây viết trong email: Ðêm qua trời mưa lớn. Mưa đêm, buồn và nhớ những hồn xa.

Vâng, những hồn xa trở về tìm hơi lửa ấm. Xin nhắc lại ở đây một đoạn văn đã viết: Tháng Bảy, Vu Lan, mình sẽ đi mua một lồng chim mở cửa thả chúng bay lên trời, rồi đi chùa Già Lam thăm bố mẹ, rót rượu lên cỏ cho những người nằm xuống… Chuyện ảo hay thật? Em nhé, đêm nay trời sẽ mưa, hứng giùm anh đôi giọt nước từ trời. Ðể anh mường tượng lại Tháng Bảy ở quê nhà. Tháng Bảy nước nhảy lên bờ… Tháng Bảy mưa sa mù mịt những cánh đồng… Ðó là thời tiết ở quê xưa vào khoảng thời gian này. Nó làm cho bầu không khí trở nên u trầm, buồn bã,  khiến ta nghĩ đến những giọt nước mắt của vợ chồng Ngâu.  Ờ, phải rồi. Tháng Bảy ngâu vầy, do trời làm cho đôi lứa phải cách xa đôi bờ, làm cho những người yêu nhau không thấy mặt nhau. Chuyện trong thần thoại mà cũng chuyện trong cuộc đời. Tuy nhiên, nói như vậy, dường như chưa trọn ý: trong cõi đời này, đôi khi chính người đã làm cho người xa nhau.

Xem thêm:   Phạm Quỳnh Anh. chào Việt Nam

Thì chế độ ở Sài Gòn bây giờ đấy, nó đã gây ra bao nhiêu tội ác. Hãy nhìn về xã Ðồng Tâm mà coi. Oan khiên ngất trời, khiến gạch đá cũng âm thầm nhỏ lệ. Như tin đã loan, vào khoảng 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Ðồng Tâm, gần Hà Nội bị các lực lượng vũ trang lên đến “hàng ngàn người” vào bao vây, tấn công bằng đạn cao su, vũ khí âm thanh, súng hơi cay, dùi cui đánh từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai”. Ðặc biệt chúng cô lập, bao vây, xả lựu đạn vào khu nhà cụ Lê Ðình Kình, ông Lê Ðình Công… bốn thế hệ từ tuổi gần 90 đến trẻ nhỏ 3 tháng tuổi, có người bị bắn vào tay chấn thương chảy máu, có người già đã bị khói cay, bị thương yêu cầu cấp cứu”…

Một thượng tá bái tạ dân chúng xã Đồng Tâm sau khi được phóng thích. Hình: Internet 

Trang Facebook Thảo Dân ghi nhận: Vụ càn quét, bố ráp Ðồng Tâm đã vượt xa vụ án cánh đồng Nọc Nạng thời Pháp thuộc về mức độ tàn ác, táng tận lương tâm. Ðang đêm, một đội quân 3000 người trang bị tận răng, với vũ khí hiện đại, bí mật bao vây một ngôi làng từng chia ngọt sẻ bùi, nuôi nấng bộ đội trong chiến tranh, giật bộc phá giết 3 thế hệ nông dân chỉ vì họ kiên cường giữ mảnh đất ông cha để lại, biến ngôi nhà của họ thành đống gạch vụn rồi bọc xác họ mang đi để ép gia đình muốn nhận xác về, phải ký vào tờ giấy thừa nhận mình phạm tội. Tang thương ngút trời.

Tội ác Cộng Sản không dừng lại ở đó. Ngày 14/9/2020, nhà cầm quyền CS ở Hà Nội đã tuyên án vụ Ðồng Tâm, với hai bản án tử hình cho hai người con của cụ Lê Ðình Kình là các ông Lê Ðình Công và Lê Ðình Chức, án chung thân đối với cháu nội của cụ là anh Lê Ðình Doanh, 26 người còn lại với mức án từ 15 tháng án treo đến 16 năm tù giam với các tội danh nguỵ tạo “giết người” hoặc “chống người thi hành công vụ” liên quan đến vụ thảm sát Ðồng Tâm vào sáng sớm ngày 09/01/2020.

Xem thêm:   Lửa và ánh nến trong kiếp phù sinh

Trong phiên toà kéo dài vỏn vẹn mấy ngày, toà án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của một phiên toà công bằng, chấp nhận nhiều điều phi lý trong bản Kết luận Ðiều tra của Công an thành phố Hà Nội và bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Hà Nội, bác bỏ nhiều lý lẽ và đề nghị của nhóm luật sư bảo vệ cho dân oan Ðồng Tâm, ngăn cản quyền bào chữa và tự bào chữa, lờ đi cáo buộc tra tấn ép cung của 19 dân oan- bị cáo… Ðặc biệt, toà án bác bỏ yêu cầu triệu tập nhiều nhân chứng quan trọng và người có liên quan chặt chẽ đến vụ án cũng như bác bỏ đề nghị thực nghiệm hiện trường vụ án, một điều bắt buộc trong các vụ án giết người.

Ðúng là phiên tòa “kangaroo” với bản án “tru di tam đại” (giết ba đời). Theo đó, ngoài ông Kình là người bị công an CSVN giết ngay trong phòng ngủ của mình rạng sáng 9 Tháng Giêng, 2020, thì hai con trai ông là Lê Ðình Công và Lê Ðình Chức bị tuyên án tử hình, cháu đích tôn của ông Kình là Lê Ðình Doanh bị án tù chung thân. Một phiên tòa với mức án tưởng như chỉ có dưới thời hôn quân phong kiến xa xưa đã được tái hiện ngay tại Hà Nội trong thế kỷ 21 mà những ai có suy nghĩ đều phải sửng sốt và căm phẫn. Phiên tòa lúc đầu dự tính kéo dài 10 ngày nhưng đã kết thúc chỉ ba ngày sau khi bộc lộ vô số những điều phi lý, bất nhân làm những kẻ chủ mưu phải cấp tốc cho “hạ màn” trước sự phẫn nộ của dư luận.  Trong thời gian xử án, mọi lời biện hộ, phản bác hợp lý của các luật sư như yêu cầu nhân chứng và chứng cứ, yêu cầu thực nghiệm hiện trường… đều bị chánh án cho là “không cần thiết.” Không cần thiết vì bản án đã được ấn định, đã có sẵn trong túi quan tòa. Phiên tòa chỉ là một vở diễn, một hành động “hợp lý hóa” vụ tàn sát thảm khốc ở Ðồng Tâm lúc rạng sáng tám tháng về trước.

Xem thêm:   Tôi sẽ hái nhiều hoa cúc hơn

Mặc dù đã sử dụng hết mọi thủ đoạn bỉ ổi như chỉ thị cho toàn bộ báo chí chỉ được loan truyền theo thông tin của nhà cầm quyền, ngăn chặn thân nhân các bị cáo dự phiên tòa “công khai,” canh gác và quấy nhiễu những người hoạt động xã hội, thậm chí sai côn đồ hành hung các luật sư biện hộ và vận động các luật sư “bưng bô” lên truyền hình ca ngợi phiên tòa… nhưng nhà cầm quyền cũng không che giấu được bộ mặt man rợ trước người dân và quốc tế. Rõ ràng đảng và chính phủ CSVN đã lộ nguyên hình là một lũ “cùng hung cực ác.”

Những ngày này, mưa đang rơi trên gạch đá Ðồng Tâm. Ôi, Nguyễn Du ôi, oan này còn một kêu trời nhưng xa…

Phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm với 2 án tử hình – nguồn báo Người Lao Động

TN