Chiến tranh Việt Nam qua lâu rồi nhưng vẫn còn dư âm đây đó. Hôm nay, lần nữa chúng ta trở lại với một nghệ sĩ đặc biệt và những hoạt động của bà trong thời chiến tranh trên đất nước chúng ta: Joan Baez.

Joan Baez là nghệ sĩ tài năng. 18 tuổi nổi tiếng với gọng ca tuyệt vời, ba năm sau sánh vai Martin Luther King trên bìa báo “Time Magazine”, hát ở ngày hội âm nhạc và hippie Woodstock, rồi ở Hà Nội dưới bom đạn – chống chiến tranh Việt Nam, chống chiến tranh Iraq, bênh vực tù nhân chính trị, dân tị nạn và dân bị đàn áp khắp nơi… Ðấy là Joan Baez. Dáng dấp mỏng manh, bà đã đi vào huyền thoại với giọng ca thật quý gần 5 thập kỷ, được mệnh danh “bà hoàng của nhạc dân gian truyền thống”, “Ðức Mẹ của dân nghèo”. Ðấy là Joan Baez.

Những điều viết trên là theo Xuân Sương của báo Diễn Ðàn ở Paris. Nguyễn tôi quý trọng tài năng, vẻ đẹp và sự nghiệp âm nhạc của Joan Baez nhưng không chấp nhận thái độ của bà trong chiến tranh VN khi bà bênh vực Cộng Sản Bắc Việt. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt, Joan Baez đã có một cái nhìn khác đối với cuộc chiến và tập đoàn lãnh đạo nước ta. Ðiều này, Nguyễn sẽ bàn sau.

Bây giờ, trước hết về người ca sĩ mến yêu. Dù thế nào đi nữa, âm nhạc và tiếng hát của Joan Baez cũng đã đi vào lòng người và thời đại. Vậy nên, hôm nay Nguyễn viết đôi điều về ca khúc Diamonds and Rust và tiếng hát của Joan, bài viết xuất phát từ cảm xúc nghệ thuật thuần túy.

Kim Cương và Rỉ Sét là tựa đề một ca khúc của Joan Baez: Diamonds & Rust. Joan Baez viết ca khúc này và trình diễn năm 1975, kể lại cuộc tình của cô với một người đàn ông (có thể đó là Bob Dylan?) 10 năm về trước. Trong bài hát, Baez nói tới một cú điện thoại bất ngờ cô nhận được từ một người yêu xưa, đưa cô ngược thời gian trở về một khách sạn cũ nát ở khu Greenwich Village. Nhiều kỷ niệm chợt hiện về để cô thấy rằng thời gian có thể biến chất than thành kim cương đồng thời cũng có thể làm cho thanh kim loại rỉ sét. Ðây, ta hãy nghe

Joan_Baez tại Cambridge_Festivals

I’ll be damned

Here comes your ghost again

But that’s not unusual

It’s just that the moon is full

And you happened to call

Tội thân em quá

bóng ma của anh lại hiện về

Nhưng đó không phải là điều khác thường

Mà chỉ tại vầng trăng tròn

và tình cờ anh gọi đến

Còn em thì đang ngồi đây

bàn tay đặt trên điện thoại

Nghe giọng nói anh

giọng nói mà em đã biết

cách đây mười năm

trong tình yêu thảng thốt

em nhớ đôi mắt anh

đôi mắt xanh hơn màu trứng chim robin

mà thơ em thì dơ dáy. như lời anh nói

Còn bây giờ anh đang gọi em từ đâu

có phải từ trong một phòng điện thoại

ở miền Trung Tây nước Mỹ

Và rồi nàng nhớ lại những kỷ niệm mười năm về trước: nàng mua tặng chàng đôi khuy cài tay áo (khuy manchettes) và chàng cũng tặng nàng một kỷ vật. Cả hai cùng biết ký ức sẽ mang đến điều gì. Chúng mang đến kim cương và chúng cũng có thể mang đến rỉ sét. Giờ đây nàng đang nhìn thấy chàng đứng với những chiếc lá màu nâu bay chung quanh và tuyết bám dày trên tóc. Bây giờ nàng nhìn thấy người yêu đang mỉm cười từ cửa sổ một khách sạn tồi tàn nhìn xuống quảng trường Washington Square. Hơi thở của chàng như mây trắng bay trong không gian… Vâng, nàng đã yêu chàng biết bao. Và nếu chàng tặng nàng kim cương và rỉ sét thì nàng cũng đã trả xong.

Xem thêm:   Một thời của sách

“Tại sao, tại sao anh gọi tôi và nói rằng anh nhớ tôi. Anh có nhớ rằng anh đã bỏ tôi lại trong nỗi tuyệt vọng và ngã gục. Tại sao anh gọi tôi và bảo rằng nhớ tôi?”

Nguyễn rất yêu ca khúc “Diamonds & Rust” của Joan Baez. Chính nhờ Ian Bùi mà Nguyễn biết được bài hát tuyệt vời này. Yêu ca khúc và yêu cách trình diễn của Joan Baez. Cô hát, chỉ với cây đàn thùng. Trên một sân khấu không bài trí. Ăn mặc rất giản dị, không phấn son. Ôm đàn, đứng thẳng người, và hát. Nét mặt bình thường, chỉ hơi mỉm cười khi hát những câu mở đầu:

I’ll be damned

Here comes your ghost again

But that’s not unusual

It’s just that the moon is full

And you happened to call

và câu kết:

Yes I loved you dearly

And if you’re offering me diamonds and rust

I’ve already paid

Vâng. em đã yêu anh biết bao

Và nếu anh tặng em kim cương và rỉ sét

Thì em cũng đã trả xong

Và rồi khi cô buông rơi mấy tiếng đàn sau cùng và ngừng hát, khán giả vỗ tay không dứt, khiến cô đã vào đến hậu trường rồi lại phải trở ra chào khán giả.

Ở trên có nói, Nguyễn rất yêu ca khúc “Diamonds and Rust” và cách trình diễn của Joan Baez. Về người nữ ca sĩ và nhạc sĩ này thì những năm chiến tranh, ở Ðà Lạt, Nguyễn có được nghe bạn bè nhắc tới. Ðó là lần đầu tiên biết tên Joan Baez. Một thời gian sau, năm 1972, nghe tin Joan Baez tới Hà Nội trao thư và quà Giáng Sinh cho các tù nhân chiến tranh Mỹ. Ðó là thời gian Mỹ dội bom ác liệt xuống miền Bắc. Người ta nói bà đã hát dưới trời Hà Nội và lên tiếng ủng hộ Cộng Sản Bắc Việt. Where Are You Now, My Son, ca khúc của Joan Baez viết năm 1973, một năm sau khi đến miền Bắc, là một bản cáo trạng chiến tranh, trong đó lẫn lộn tiếng bom nổ.  Nhiều người rất phẫn nộ về hành động của Joan Baez. Trước 1975, ca sĩ Joan Baez là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của giới trí thức Mỹ và phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, sánh vai với Bob Dylan, Jane Fonda v.v. Thế nhưng, sau 1975, bà vô cùng đau đớn khi nhìn thấy nhân dân Việt Nam bị đoạ đày dưới chế độ mới. Theo tài liệu nhận được từ Ðặng Hiền thì sự thức tỉnh này đã khiến bà có những lời sau: “Five years after the end of that war and seven years after my time under the bombs, I was once again rallying for the people of Vietnam, this time against the Communist government …” Năm năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, bảy năm sau khi tôi ở dưới những trận dội bom ( khi J Baez tới Bắc Việt), một lần nữa tôi lại vận động cho người Việt Nam, nhưng lần này là để chống lại chính quyền cộng sản … Vào năm 1976, J Baez đã tách rời khởi các nhóm phản chiến và đã bày tỏ thái độ chống lại CSVN. Bà đã gặp sự chống đối mãnh liệt của những người bạn cũ, nhưng sau nhiều năm kiên quyết, tiếng nói của J Baez đã được quần chúng lắng nghe, trong đó có rất nhiều người thức tỉnh vì trước đây họ đã theo con đường của phe phản chiến chống lại VNCH. Trong cuốn hồi ký có tựa đề Joan Baez And A Voice To Sing With (Joan Baez và tiếng nói cùng giọng hát) do nhà xuất bản New American Library New York ấn hành năm 1987, có đoạn Joan Baez viết như sau:

Xem thêm:   Cái chuông gió

“Như cả một phong trào rầm rộ được tung ra để ngăn chặn không cho tôi phổ biến lá thư gởi nhà cầm quyền CSVN yêu cầu họ hãy chấm dứt ngay chính sách đẩy dân vô tội ra biển Ðông. Ban đêm tôi bị đánh thức bởi những tiếng chuông điện thoại reo vang với những lời chỉ trích của bạn bè cho tôi là ngây thơ, nghe lời xúi giục của kẻ xấu và có cả những lời chửi bới tục tằn của bọn cán bộ trong Tòa Ðại Sứ CSVN tại Nữu Ước.

Nhưng sự thật là sự thật không thể che giấu được trước ánh sáng Công Lý và lương tâm nhân loại về một chính sách phi nhân nghĩa của nhà cầm quyền CSVN…”

Và chúng ta đã thấy, như một chứng nghiệm của bản thân, những năm tháng trải qua đã giúp cho J Baez tìm hiểu và khám phá ra nhiều sự thật, mà điều khám phá quan trọng nhất là hiểu được rằng nạn nhân đích thực của cuộc chiến đó chính là VNCH và thủ phạm đích thực là Cộng sản Bắc Việt, đã tạo ra chiến tranh xâm lăng VNCH, đã áp dụng chính sách cai trị bạo ngược, phi nhân tánh, trước đó đã được dùng để cai trị miền Bắc, ngày nay thì áp dụng trên toàn cõi VN. Bà đã nhận thức được sự đau khổ của người dân Việt, và đã đặt câu hỏi: “Tại sao biết bao nhiêu đoàn thể, hiệp hội thế lực cũng như tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức, văn sĩ, nghệ sĩ, linh mục, chư tăng, các nghị sĩ dân biểu… trước đây đã rất mạnh miệng lên án VNCH, họ đã huy động, sinh hoạt trong các phong trào phản chiến, trong đó có các cuộc vận động chính quyền Mỹ nhằm cắt viện trợ và bỏ rơi VNCH. Những kẻ đó, những nhóm người đó, trước những thảm trạng của ngày hôm nay gây ra bởi chính quyền CS, sao lại có thể “vắng mặt”, “im tiếng”?

Xem thêm:   Tháng Ba, đưa người

Vì vậy, ngày 30.5.1979, ca sĩ Joan Baez và Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Humanitas, đã bỏ ra 53 ngàn dollars để đăng trên 4 tờ báo lớn của Mỹ New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, và San Francisco Chronicle một bức thư ngỏ gửi chính quyền nước CHXHCNVN, gọi là “OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM”, có chữ ký của bà cùng 83 nghệ sĩ phản chiến của Mỹ.

Và như chúng ta đã biết, trước đó bà và và một số triết gia trí thức Châu Âu đã thức tỉnh và tìm cách sửa chữa sai lầm của mình khi vận động Tổng Thống Carter hỗ trợ cho công cuộc cứu người ở biển Ðông. Ðó là điểm khiến người ta có cảm tình với nhân cách của Joan Baez bên cạnh tài năng và vẻ đẹp đáng quý. Và từ đó, cảm xúc dâng trào khi nghe lại “Diamonds and Rust”.

Tội thân em quá

bóng ma của anh lại hiện về

Nhưng đó không phải là điều khác thường

Mà chỉ tại vầng trăng tròn

và tình cờ anh gọi đến…

TN – Tổng Hợp