Báo cáo về Tự do Internet năm 2019, với nhan đề “Khủng hoảng mạng xã hội”, được Tổ chức Freedom House khảo sát từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 tại 65 quốc gia, chiếm 87% người sử dụng Internet toàn cầu, vừa được công bố ngày 5/11.

Tổ chức này có bằng chứng cho thấy có ít nhất 40 quốc gia đang sử dụng các chương trình giám sát mạng xã hội, và 47 quốc gia luôn bắt bớ những người dùng mạng xã hội để bày tỏ chính kiến về các vấn đề chính trị, xã hội và tôn giáo. Trong số này có ít nhất 31 quốc gia mà nhiều trường hợp cá nhân dùng mạng xã hội bị trừng phạt bằng bạo lực.

Mạng xã hội và các phương tiện thông tin trên Internet đã bị khóa tại ít nhất 20 nước, và mạng lưới viễn thông không hoạt động ở 17 quốc gia, trong thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử, biểu tình hay biến động dân sự.

Tính từ tháng 6 năm 2018, 33 quốc gia được đánh giá là nơi Tự do Internet bị sụt giảm. Một số nước bị xếp hạng liên tục không có Tự do Internet trong 9 năm liền, như Brazil, Bangladesh, Zimbabwe, Sudan và Kazakhstan.

Trung Quốc là quốc gia bị xếp hạng kiểm soát internet tồi tệ nhất thế giới trong 4 năm liền. Đặc biệt nghiêm trọng là việc nhà nước Trung Cộng kiểm duyệt thông tin liên quan đến sự kiện kỷ niệm 30 năm biến cố Thiên An Môn và các cuộc biểu tình dai dẳng ở Hong Kong.

Xem thêm:   Andropov & Lenin

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có điểm số thấp, từ 0 đến 39, nên cũng được xem là quốc gia không có Tự do Internet.

Báo cáo về tự do internet 2019 của Freedom House: Việt Nam thuộc nhóm màu tím là nước không có tự do internet. (Ảnh: RFA)