Indonesia ra mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon xuống 250 triệu tấn vào năm 2030 và tăng tỷ lệ sản xuất năng lượng sạch lên 44% để được hưởng các khoản đầu tư cổ phần, trợ cấp và cho vay ưu đãi từ các thành viên G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ). G7 đang khuyến khích các nước đang phát triển chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn trong việc sản xuất điện năng.

Nếu Indonesia thực hiện đúng cam kết, sẽ nhận được nguồn tài trợ 20 tỷ đô la. Hoa Kỳ và Nhật Bản, yêu cầu mức xả thải tối đa từ ngành điện là 290 triệu tấn vào năm 2030 và tăng nguồn năng lượng sạch lên 34%.

Nếu không có sự khuyến khích này, lượng khí thải nhà kính của Indonesia sẽ vọt hơn 350 triệu tấn vào năm 2030 (chênh 100 triệu tấn).

G7 từng bước khuyến khích và cả áp lực để từ bỏ và giảm thiểu việc sử dụng điện than ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. G7 đã cung cấp cho Việt Nam 2% trong tổng số gói tài chính JETP trị giá $15.5 tỉ đô la, trong đó là các khoản vay có lãi suất theo thị trường.

Nam Phi đã đạt được thỏa thuận JETP đầu tiên với cam kết tài chính trị giá $8.5 tỉ đô la nhưng đang bị công đoàn sản xuất than ở đây phản đối kịch liệt.

Xem thêm:   Đêm Cao Miên

Việc giảm thiểu chất thải nhà kính không chỉ là nhiệm vụ để bảo vệ trái đất mà thể hiện sự “văn minh”, nếu muốn nhập vào cuộc chơi lớn toàn cầu, Việt Nam cần có quyết định sáng suốt để nhập cuộc và hòa nhập với đà tiến triển của thế giới.

Một nhà máy điện than (ảnh chỉ có tính minh họa)

Hạnh Dung (tổng hợp và lược dịch)