Rất nhiều bà vợ không mấy hài lòng về mặt nào đó của ông chồng nhưng không biết góp ý thế nào. Nàng cảm thấy bất lực khi ông chồng ra ngoài ăn uống nhồm nhoàm, ăn bận không đúng cách, hoặc giao tế xã hội lúc nào cũng tỏ vẻ cương quá không cần thiết khiến ổng gặp đủ rắc rối trong quan hệ xã hội.

Phụ nữ có sự nhạy cảm hơn về những quy ước xã hội, nhưng các ông lại thường bị dị ứng khi các bà vợ chỉ trích hoặc đưa ra lời khuyên khi “không được yêu cầu”. Nhu cầu sâu kín là được chấp nhận với sự yêu thương, chứ không phải là những bài “lên lớp chỉ dạy”. Ðã bao lần bà vợ nói “anh rửa chén thì bỏ chỗ này, chỗ kia cho đúng”, “anh gặp ai thì đừng có im ỉm không chào hỏi” … để rồi ông chồng sẽ kháng cự không làm theo lời khuyên hay gợi ý. Bởi vì khi đưa ra giải pháp thì nàng rất dễ vô tình rơi vào cái “thiên chức làm mẹ” không đúng lúc.

Ngoài việc tin tưởng nửa kia “tự phát triển và thay đổi”, điều nàng có thể làm là trở về với bản năng nữ tính của chính mình – bày tỏ và chia sẻ cảm xúc một cách hài hòa chứ không phải gây hấn chỉ trích. Ví như ông chồng ăn mặc tuềnh toàng, “em không thấy anh mặc bộ đồ này đẹp cho bữa đó”. Nếu ổng quá nhạy cảm khó chịu, thì có thể nói tiếp, “em không có ý nói anh ăn mặc sao đâu!” Ðiểm mấu chốt là đưa ra cảm xúc mà chính nàng cảm thấy “không đủ đẹp, không đủ lịch sự” trong sự hòa nhã. Cảm xúc mà chính nàng bộc lộ chứ không phải chĩa mũi dùi chỉ trích về phía ông chồng. Bởi sự chỉ trích sẽ đẩy đàn ông vào thế phòng thủ, còn bày tỏ cảm xúc một cách tự nhiên không “căng như dây đàn” là thiên tính có sẵn trong nàng.

Bảo Huân

Với những việc dài hơi hơn, đàn ông có thể cảm thấy ngột ngạt nếu bà vợ cứ thích chen ngang dù có ý tốt để giúp ổng giải quyết vấn đề. Lúc này ông chồng dễ cảm thấy nửa kia không tin tưởng mình đủ, bị kiểm soát, hoặc bả muốn thay đổi cách mình handle công việc. Ðàn ông thường chỉ tìm kiếm lời khuyên và sự giúp đỡ khi đã tự làm một phần mà gặp trở ngại. Nếu anh ta nhận được sự giúp đỡ quá sớm, quá nhiều từ nửa kia thì sẽ mất cảm giác về sự kiểm soát, sức mạnh và quyền lực giống như tay con rể sa hũ nếp của Bố già Don Vito Corleone. Ông chồng chuẩn chặt gà bỏ vô đĩa, bà vợ đứng bên cạnh liên tục nhắc tuồng chặt sao cho không nát miếng thịt. Ông chồng chuẩn bị đóng bức tranh lên tường hay sửa cái laptop … hay bất cứ gì khác; thì bà vợ cứ thích chen ngang hỏi han “anh nên làm theo hướng dẫn ở trang web này, kênh youtube kia …” – thì với đàn ông có thể là sự xúc phạm. Trong khi với quan hệ của mấy chị em phụ nữ, thì đó là sự quan tâm gần gũi.

Xem thêm:   Tám chuyện

Ðiều khác biệt là ở giới tính, khi đàn bà cần sự quan tâm thì đàn ông cần sự tin cậy. Tin cậy rằng anh ấy có thể tự lựa chọn, tự quyết định và khi sai thì chấp nhận chịu trách nhiệm mà tự thay đổi. Ðừng vì ông chồng lỡ sai, lại đá bồi thêm “tui đã nói rồi, mà ông không chịu nghe!” Mấy ông cực kỳ dị ứng cái slogan đặc hữu này của mấy bà. Ví như ông có chuyến đi xa thì cũng đừng quan tâm quá mức mà rối tung lên: anh check-in mấy giờ, có cầm vé chưa, có bàn chải chưa, underwear mang theo chưa, có quên vớ không ….? Ðối với nàng đó là sự quan tâm, nhưng với ông chồng không dễ tiêu hóa mớ thông tin hỗn độn, mà còn cảm thấy bị thiếu tin cậy.

Ðàn bà khó thể “nắn” đàn ông theo ý mình, mà “nắn” được thì ổng dễ biến chất, bớt đi phần nam tính hay “mái” hơn. Nàng chỉ cần học cách cư xử và bộc lộ cảm xúc buồn, vui, thất vọng, không hài lòng… không chĩa dùi, không làm ổng ngộp thở – thì sẽ tự thay đổi.

TH