Thế giới vi sinh vật bao gồm tất cả các loại sinh vật siêu nhỏ trong đó bacteria và virus chiếm một phần chính. Chúng là hai cực cách xa nhau về hình thái và tác dụng. Bacteria có thứ tốt thứ xấu, còn virus gây ra nhiễm trùng các loại.

Bacteria  (vi trùng, vi khuẩn)

Bacteria là sinh vật đơn bào có một vách tế bào (cell wall) và không có nhân (nucleus). Bacteria xuất hiện ở mọi nơi, mà còn có thứ lành mạnh ở trong ruột người giúp cho sự tiêu hóa và tạo ra nhiều vitamin quan trọng. Bacteria có thể sống trên những mặt phẳng không phải là sinh vật, và di chuyển được nhờ các phần màng gọi là cilia hoặc flagella, hay các chân giả (pseudopods).

Bacteria có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, như hình tròn, hình que hoặc xoắn ốc, bề dài có thể tới vài micrometres (1000nm). Các chứng nhiễm bacteria thường thấy là dịch tả, lao, thương hàn, giang mai…, thường được khoanh vùng và điều trị bằng thuốc trụ sinh.

Virus (siêu vi)

Đây là những vi sinh vật truyền nhiễm nhỏ nhất (20-400nm) có mặt trên trái đất này, nhỏ hơn bacteria khoảng từ 10 đến 100 lần. Virus không có vách tế bào, mà có vỏ bọc là một protein.

Nó chứa chất di truyền, có thể là DNA và RNA cũng như một số phân tử protein nhưng không có khả năng tự nhân lên, mà phát triển bằng cách bám vào các DNA của vật chủ (host), và trong tiến trình đó nó phá hủy hoàn toàn các tế bào của vật chủ. Nó cần một tế bào vật  chủ để sinh trưởng và nhân lên.

Hầu hết các virus đều tai hại, nếu lây nhiễm thì điều trị cực kỳ khó khăn.

Các bệnh do virus gây ra như viêm gan (hepatitis), HIV, HSV, cúm… đều ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.