Giao tiếp ứng xử với trẻ 5-6 tuổi trong nhà là vấn đề phức tạp và khó khăn. Sau đây là một vài gợi ý của bà Sandra Hardin Gookin

n Nhìn vào mắt người đối diện là cách biểu lộ lòng tin cậy. Vì vậy ta hãy nhìn vào mắt khi nói chuyện với trẻ. Nên bắt đầu từ lúc trẻ hãy còn bé tí cho tới lúc trẻ bắt đầu hiểu biết hơn. Nếu đợi cho tới lúc trẻ đã lớn khôn e rằng sẽ muộn vì lúc ấy trẻ sẽ chú ý tới những vật khác có hấp lực hơn, như con gà cất tiếng gáy hay con mèo xù lông khi đối diện với kẻ thù.

Vậy ngay từ lúc còn bé thơ bé nhìn vào mắt bạn khi trò chuyện thì bạn hãy nhìn trả lại và tạo cho bé thói quen mắt nhìn mắt khi  bày tỏ điều gì.

n Hãy nói chậm rãi và rõ ràng. Bạn có thói quen hay nói dông dài, điều này sẽ khiến trẻ bắt chước. Vậy hãy mau chóng sửa đổi bằng cách nói năng chậm rãi, gãy gọn và rõ ràng khi trò chuyện với trẻ. Trong lúc chuyện trò nếu thấy trẻ nói quá nhanh hãy nhắc nhở để trẻ nói chậm lại và nói rõ ràng. Điều cần ghi nhớ là chỉ nhắc nhở chứ không la rầy trẻ.

n Nên để trẻ tự giãi bày. Để trẻ tự giãi bày là cách hay nhất tập cho trẻ truyền đạt. Nếu trẻ không thích điều gì đó hay vui khi được ai ban tặng thì cứ để mặc trẻ biểu tỏ cảm xúc. Đây là cách tập cho trẻ sống thực với mình với người.

Xem thêm:   Bình đẳng giữa nam và nữ

Chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện trong kỳ tới nha bạn.

Bảo Huân

MH – theo Parenting for Dummies