Dưới đây là các bước giúp cứu một cây hoa hồng yếu ớt, ngừng phát triển.

– Kiểm tra xem cây còn sống hay đã chết hoàn toàn. Bằng cách cạo nhẹ lớp vỏ ngoài, nếu có màu xanh là cây còn sống, màu nâu là cây đã chết. Cũng có thể thử bẻ cành cây. Nếu cành giòn, dễ gãy là cây đã chết, cành vẫn còn dai, khó gãy là cây còn sống.

Nguồn youtube  

– Dọn sạch gốc cây. Bỏ đi hoa, lá tàn úa rụng dưới gốc vì đây có thể là nguồn gây sâu bệnh.  Nhổ bỏ cỏ dại. Đào, xới nhẹ đất, cẩn thận để không làm đứt rễ cây.

Nguồn The Spokesman-Review.

– Cắt tỉa cành sâu bệnh, già yếu để giúp cây có sức nảy chồi mới. Thông thường, việc cắt tỉa cành nên thực hiện khi thời tiết ấm dần, thường vào đầu mùa Xuân. Dùng kéo, dao sắc, đã khử trùng để ngừa lây nhiễm sâu bệnh cho cây. Nên cắt sát nách lá có chồi hướng ra ngoài.

Nguồn The Gateway Gardener.

– Bón phân cho cây. Chọn phân có hàm lượng NPK cân bằng 10-10-10. Cần bón phân cho cây hàng tháng trong mùa cây sinh trưởng. Tưới ẩm đất trước và sau khi bón phân. Dùng đúng lượng phân bón theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Nên rải hoặc tưới phân đều dưới gốc theo độ rộng của tán cây. Không để phân tiếp xúc với thân hay lá cây để ngừa cháy, héo.

Nguồn Garden Design.

– Che phủ gốc cây. Dùng bìa carton, giấy báo, wood chip, rác cỏ (grass clipping) hay lá cây để che phủ, giữ ẩm gốc. Độ dày của lớp che phủ từ 1 đến 2 inches. Lưu ý, không để lớp che phủ chạm thân cây gây sâu bệnh và úng thối.

Xem thêm:   Lối đi trong vườn

– Tưới cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới nước vào gốc, không tưới lên lá để ngừa sâu bệnh hại cây.

Nguồn Pinterest.

– Giữ ẩm đất, bón phân đúng lịch trình sẽ giúp cây dần hồi sức và phát triển xanh tốt trở lại trong khoảng 40 đến 50 ngày.

– Thời gian thích hợp để dưỡng sức cho cây hoa hồng yếu ớt hay sâu bệnh là Mùa Xuân, Hè. Với những cây nhỏ, mới trồng, có thể bứng cây lên trồng trong chậu để việc chăm sóc được dễ dàng và đạt kết quả nhanh hơn.

Nguồn Flower Patch Farmhouse.