Thành ngữ “Năm châu bốn biển” hoặc “Bốn biển năm châu” thường được dùng từ xa xưa để chỉ sự rộng lớn của thế giới. Nghĩa của cụm từ này nói đến 5 châu lục trên địa cầu, gồm: Châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại dương; và 4 đại dương bao quanh Trái Đất, như được đề cập dưới đây. Tuy nhiên. đến nay, thành ngữ nói trên cần được điều chỉnh lại cho hợp thời, vì chúng ta có tới 5 biển và 7 châu.

Vùng nước rộng lớn bao phủ 71% diện tích Trái Đất được phân chia theo địa lý thành các khu vực và được đặt tên riêng biệt. Ranh giới giữa các khu vực này đã phát triển theo thời gian vì nhiều lý do lịch sử, văn hóa, địa lý và khoa học.

Trong lịch sử, có bốn đại dương được đặt tên: Thái Bình Dương (Pacific Ocean – 63 triệu sq.mi, rộng và sâu nhất), Đại Tây Dương (Atlantic Ocean – 31 triệu sq.mi), Ấn Độ Dương (Indian Ocean – 28 triệu sq.mi) và Bắc Băng Dương (Arctic Ocean – 5.4 sq.mi, nhỏ và nông nhất).

Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia – kể cả Hoa Kỳ – hiện nay đều công nhận Nam Đại Dương hay Nam Băng Dương (Antartic/Southern Ocean  – 7.8 triệu sq.mi) là đại dương thứ năm.

Năm 2021, Từ điển Cambridge Dictionary đã chính thức thêm cụm từ “the Southern Ocean” (also the Antarctic Ocean) – nghĩa là Nam Đại Dương/Nam Băng Dương – và định nghĩa nó là: Vùng biển bao quanh lục địa Nam Cực.

Xem thêm:   Nơi thờ phượng (kỳ chót)

Nam Đại Dương ở đâu trên bản đồ thế giới?

– Nam Đại Dương nằm ở cực Nam của Trái Đất, tiếp giáp với 3 đại dương khác là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

– Không giống như các đại dương khác được lục địa bao bọc và tạo thành ranh giới tự nhiên, Nam Đại Dương lại bao quanh lục địa Nam Cực, với ranh giới phía bắc là vĩ độ nam 60 độ.