WHO và chính quyền Liên Bang đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, hay báo động (State of emergency), để đối phó, điển hình là những hành động đáng chú ý sau đây:

– Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” (30 tháng 1);

– Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia (13 tháng 3);

– 39 tiểu bang và District of Columbia tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” hoặc “tình trạng y tế khẩn cấp” (tính đến 13 tháng Ba).

– Vậy “tình trạng khẩn cấp” là gì, tác động ra sao, và ta phải làm gì để đáp ứng? Xin đưa ra một số trường hợp cụ thể để theo dõi.

  1. Tình trạng Khẩn cấp Y tế toàn cầu: tên chính thức là Public Health Emergency of International Concern – viết tắt: PHEIC (Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng quốc tế), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố.

WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, có thẩm quyền phối trí các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế; giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh.

Khi công bố PHEIC, WHO được phép đưa ra khuyến nghị với tất cả các nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới, đồng thời hối thúc các nước có biện pháp theo dõi, chuẩn bị và kiểm soát dịch bệnh.

Cho đến nay, WHO đã 5 lần tuyên bố PHEIC:

– Tháng 4/2009, giữa thời điểm đại dịch H1N1 (Cúm heo);

– Tháng 5/2014: bệnh bại liệt trỗi dậy;

– Tháng 3/2014: bùng nổ đại dịch Ebola ở Tây Phi;

Xem thêm:   Nhật thực

– 2016: virus Zika ở châu Mỹ;

– 2019: virus Ebola ở Congo;

– Ngày 30/1/2020: dịch bệnh corona Vũ Hán.

Tổng thống Trump vào ngày 13 tháng 3 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. nguồn south china morning post

  1. Trường hợp khẩn cấp quốc gia

Trường hợp khẩn cấp được định nghĩa là một trường hợp mà trong đó các nỗ lực cứu trợ  thiên tai của tiểu bang, địa phương và của các tổ chức phi chính phủ cần có sự trợ giúp của liên bang để giảm nhẹ thiệt hại, mất mát, khó khăn hoặc đau khổ.

Ðạo luật Stafford, được ban hành vào năm 1988, trao quyền cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) cung cấp hoạt động cứu trợ thiên tai liên bang cho chính quyền tiểu bang và địa phương.

Khi công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia,

– Tổng thống có quyền tiếp cận tất cả các luật lệ quy định những gì có thể làm trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, dù các quyền đó có liên hệ tới tình trạng khẩn cấp ngay lúc đó hay không,

– Dùng biện pháp mạnh nhân danh an ninh quốc gia, chẳng hạn như đóng internet hay phong tỏa tài khoản ngân hàng của người dân.

– Nhà chức trách cấp liên bang và tiểu bang có thể thi hành các biện pháp như hạn chế du hành, ra lệnh giới nghiêm, bãi trường, hạn chế tụ tập đông người và thực hiện cách ly.

– Khi Tổng thống đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chỉ có Quốc hội mới có thể đảo ngược. Hơn 30 lần công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 40 năm qua tại Mỹ, chưa lần nào bị vô hiệu bằng đảo ngược.

  1. “Tình trạng khẩn cấp y tế” cấp tiểu bang, điển hình là Texas:
Xem thêm:   Easter

Thống đốc Greg Abbot tuyên bố “tình trạng thảm họa (state of disaster) do bệnh coronavirus hôm 13 tháng Ba, với các biện pháp thi hành trong tiểu bang trong thời hạn 30 ngày trừ phi ông thay đổi:

– Mở các trung tâm thử bệnh “drive-through” tại Santonio, Dallas, Houston và Austin (chỉ cần lái xe qua và được thử nghiệm tại chỗ).

– Uỷ viên Y tế Tiểu bang và các thẩm quyền y tế địa phương có quyền đưa ra những “biện pháp ngăn chận” như giữ và cách ly các cá nhân để ngừa lây lan bệnh.

– Ðóng cửa các khu vực (như hồ bơi, những nơi tụ tập đông người dễ nhiễm và lây lan bệnh), cô lập các cá nhân.

– Vi phạm “biện pháp ngăn chận” có thể bị phạt tù tới 180 ngày và /hoặc là $2,000 tiền phạt.

  1. Tình trạng khẩn cấp, cấp thành phố, điển hình là Dallas:

Thị trưởng Dallas, Eric Johnson, tiếp theo sau lời tuyên bố tình trạng khẩn cấp Y tế của Thẩm phán Clay Jenkins hôm 12 tháng Ba đã đưa ra những quy định như sau:

– Kêu gọi tất cả các phòng lab (công, tư hay thương mại) báo cáo các ca thử nghiệm hàng ngày cho thành phố.

– Tất cả mọi events trong nhà và ngoài trời tại Dallas có hơn 500 người tham dự (kể cả nhà thờ, chùa chiền) đều bị cấm, từ 11:00 am 13 tháng 3 đến 20 tháng Ba, trừ một số ngoại lệ: trường học, rạp hát, phi trường, tháp cao tầng có các văn phòng.

– Các sự kiện do thành phố bảo trợ có liên quan đến nhân viên hoặc cơ sở của thành phố đều được huỷ bỏ cho đến khi có thông cáo mới.

Xem thêm:   Tránh bị lừa gạt

– Kéo dài kỳ nghỉ mùa Xuân (Spring break) của học sinh thêm một tuần lễ.

  1. Ứng xử của chúng ta:

– Sau các tuyên bố về tình trạng khẩn cấp như vậy, người dân thường lo âu, nhiều khi thái quá, đưa đến những phản ứng không thích hợp. Sau đây là một số cách đối ứng, theo khuyến cáo của các giới chức y tế có thẩm quyền:

– Tuân thủ mọi chỉ thị về tình trạng khẩn cấp của chính quyền, từ trung ương đến địa phương.

– Ðừng hoảng loạn, COVID-19 tuy mới và chưa có thuốc trị, nhưng có những cách phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, đừng sờ tay lên mặt, che mũi và miệng khi ho, ở nhà khi đau bệnh, tránh tiếp xúc với người bệnh.

– Ðừng đổ xô mua sắm những thứ không cần thiết, như khẩu trang giải phẫu, bao tay; nếu muốn thì chỉ cần mua thuốc trị nghẹt mũi, chống viêm, chống sốt.

– Có kế họach trong gia đình để áp dụng khi cần thiết.

– Chú ý đến trẻ em, tuy không dễ nhiễm như người lớn tuổi. Dạy chúng cách rửa tay, tránh gần người bệnh, chủng ngừa cho đủ.

– Tránh chỗ đông người dễ truyền bệnh và lây nhiễm

– Cẩn thận về những điều ta đọc: thông tin nhiễu loạn trên mạng không đáng tin cậy bằng những chỉ dẫn của CDC, WHO…

– Ðừng vội có những quyết định quyết liệt về tài chánh khi thị trường chao đảo.

– Ðừng quên chích ngừa cúm nếu chưa chích.

– Tử tế với mọi người, đừng có thái độ kỳ thị.

HN

Carrollton